| Hotline: 0983.970.780

Hoàn thiện nâng cấp hệ thống phòng dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Ba 26/02/2019 , 08:53 (GMT+7)

NNVN gửi tới doanh nghiệp, trang trại và người chăn nuôi lợn một số biện pháp phòng trừ dịch tả lợn Châu Phi được tập hợp từ các đơn vị uy tín trong và ngoài nước.

Phòng dịch vòng ngoài và trong trại nuôi

Hoàn thiện đầy đủ việc sát trùng ngoài trại, cách trại từ 1 - 5km. Đảm bảo tất cả 100% các loại phương tiện xe máy, ô tô, phương tiện thô sơ khi vào trang trại phải qua các điểm sát trùng đúng theo quy trình và quy định nghiêm ngặt. Việc pha thuốc sát trùng phải đúng liều lượng, tỉ lệ theo quy định được khuyến cáo và luôn phải hoạt động tốt 24/24.

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp, trang trại hộ chăn nuôi phải tiến hành nghiêm ngặt các quy trình phòng bệnh

Người vào trại bắt buộc phải thay quần áo, giầy dép và tắm tại phòng sát trùng ở cổng trại mới được vào. Đặc biệt một số trại nuôi nái hay lợn cụ kỵ, ông bà có thể cân nhắc việc cấm trại trong thời gian nhất định. Nếu trang trại nào chưa có hàng rào nên tiến hành xây hàng rào cao 3m nhằm cách ly các khu chuồng nuôi lợn với bên ngoài.
 

Quy trình phòng dịch trước khi vào trại

Với xe vào trại phải đi đúng dịch tễ và nghỉ cách ly đúng do bác sĩ quy định. Trước khi đến các điểm phun sát trùng của công ty, trang trại, gia trại xe phải sạch sẽ. Riêng xe chở cám phải được phun sát trùng và cách ly trước 1 giờ trước khi nhập cám vào kho.

Người đi xe máy qua điểm phun sát trùng xe, đến cổng trại phun sát trùng xe, nhúng giầy dép ủng vào chậu sát trùng rồi qua phòng tắm thay quần áo, giầy dép, ủng của trại để vào khu sinh hoạt. Tiếp tục qua phòng tắm sát trùng giữa khu sinh hoạt và khu chăn nuôi lần nữa trước khi vào trại tiếp xúc với lợn.

Không nên sử dụng nguồn nước mặt để tắm rửa hay cho heo uống. Trường hợp bất khả kháng phải xử lý triệt để theo tiêu chuẩn nhà máy nước.

Dụng cụ thú y, máy móc, thiết bị chăn nuôi trước khi đưa vào khu vực chăn nuôi cần phải sát trùng ngoài cửa chuồng, để cách lý 1 giờ và chiếu qua tia UV mới được đem vào sử dụng.

Phun tiêu độc khử trùng chuồng trại

Tiến hành diệt chuột, ruồi, gián ve một cách triệt để. Không được nuôi chó mèo hay gà vịt trong khu chăn nuôi lợn. Với nhau thai tiến hành chôn hoặc tiêu hủy theo quy định. Làm các thiết bị đuổi chim để chim hoang dã không có điều kiện tiếp cận trại nuôi lợn.

Vôi rắc ngoài cổng trại kéo dài 50m cũng như giữa các lối đường liên kết trại phải được rắc vôi bột thường xuyên, khi thấy vôi nhạt phải rắc vôi mới, bình quân 2 - 3 ngày rắc 1 lần. Phun sát trùng khu soanh hoạt và khu chăn nuôi ngày 1 lần.
 

Một số điều cấm

Cấm mua thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn vào trại. Những ngày này tốt nhất nên chuyển thực đơn ăn cho công nhân, kỹ sữ làm việc trong trại lợn sang các nguồn thực phẩm khác. Cấm không mua và sử dụng dụng cụ chăn nuôi cũ vào trại. Cấm không sử dụng nguồn nước sông, ao, hồ… nếu chưa qua xử lý và kiểm soát. Cấm người chưa qua sát trùng vào trại. Cấm người và xe lấy phân chuyên nghiệp ra vào trại. Cấm người và xe vận chuyển lợn chết vào trại. Cấm phương tiện chưa qua sát trùng vào trại. Cấm người lạ ra vào trại, nếu bắt buộc phải tiến hành khử trùng và cách ly 12 giờ trước khi cho vào.

Theo khuyến cáo của Cục Thú y, để dịch tả lợn Châu Phi không lây lan, phát tán, ngoài việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng dịch, tiêu độc, khử trùng thì việc người chăn nuôi không được bán chạy, bán tháo lợn bệnh mang tính chất quyết định.

Theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tại, dịch bệnh, mỗi 1 kg lợn bị dịch bệnh khi nhà nước tiêu hủy các hộ chăn nuôi được hỗ trợ 38.000 đồng nên bà còn chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện lợn có biểu hiện chết bất thường.

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm