Robot chăn nuôi bò sữa kiểu Úc

Kim Long - Thứ Ba, 09/06/2020 , 15:54 (GMT+7)

Một hộ nông dân nuôi bò sữa ở bang New South Wales đã sử dụng robot chạy bằng năng lượng mặt trời để điều khiển đàn bò sữa từ A đến Z.

Đàn bò có thể tự động đi vào khu vắt sữa bất kể ngày và đêm mà không cần sự can thiệp của con người. Ảnh: Belinda Smith

Chủ nhân của trang trại bò sữa 100 con thay vì phải dậy từ 5h30 sáng như trước đây thì nay đã có thể ngủ nướng đến tận 7 h sáng, phó mặc cho robot tự động vận hành.

Một trong những điều hài lòng nhất và mang lại hiệu quả kinh tế so với trước đây chính là chiếc bàn chải lông cứng được tự động kích hoạt để mát- xa cho những con bò sữa giúp cho năng suất cao hơn.

Đây là thành quả của thí nghiệm do hai anh em nhà John và Kay Smith tiến hành tại một trong hai trang trại của gia đình ở ngoại ô Bulahdelah.

Bò sữa thích thú tận hưởng mát-xa trước khi bước vào khu vắt sữa. Ảnh: Michael Cavanagh

Ông Smith nói: “Hệ thống chăn nuôi bò sữa kiểu truyền thống không hiệu quả vì vừa tốn thời gian và tiền bạc nên ý tưởng của chúng tôi là làm sao để có thể nâng công suất sữa đó và giúp việc chăn nuôi hiệu quả hơn".

Ông Smith cho biết, sau rất nhiều cuộc điều tra và nghiên cứu hệ con robot này đã ra đời và là một lựa chọn tuyệt vời. "Nó mang đến cho chúng tôi rất nhiều cơ hội mà ngày xưa không thể có được, vì vậy chúng tôi quyết định lập ra kế hoạch mới", ông Smith nói.

Cánh tay robot phun nước ấm lên bầu vú để làm sạch trong khi bò ăn. Ảnh: Michael Cavanagh

Giờ đây hệ thống chăn nuôi tự động chạy bằng năng lượng mặt trời có thể theo dõi được tình hình sức khỏe cũng như quá trình sản xuất sữa của đàn bò. Cứ đến giữa buổi hàng ngày là chúng nối đuôi nhau đi ngang qua một hệ thống cổng tiến về khu vực bồn vắt sữa.

Trước tiên là chúng sẽ được chiếc bàn chải mát- xa dọc dọc theo lưng và hai bên sườn giúp thư giãn rồi tiến vào khu vực vừa “điểm tâm” vừa được hệ thống cánh tay đòn rửa vệ sinh bầu, núm vú bằng nước ấm và kích thích sữa.

Quá trình vắt sữa sau đó được kết nối với máy tính để đánh giá và đọc kết quả chi tiết các thông số theo thời gian thực và đánh giá một cách tổng thể. Điều này không những cho phép theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bò sữa mà còn giúp kiểm tra các nguy cơ tiềm ẩn.

Sau khi hoàn thành khâu vắt sữa, từng con bò lại lần lượt di chuyển sang một lối đi khác đưa chúng đến các bãi chăn thả. Mỗi phiên vắt sữa tại đây thiểu cách nhau bảy giờ đồng hồ. Nếu những con bò mải đi lang thang kiếm thức ăn hoặc tận hưởng mát-xa, chúng sẽ được cảnh báo thông qua thẻ từ gắn ở tai để nhắc nhở.

Khu nhà lắp tấm pin mặt trời cung cấp năng lượng cho robot hoạt động và các hệ thống máy vắt sữa, làm mát và lưu trữ sữa tươi. Ảnh: Belinda Smith

Mục tiêu trước mắt của trang trại bò sữa này là nâng mật độ lên 200 con và mọi công đoạn đều được vận hành bằng năng lượng mặt trời, đảm bảo ý thức về môi trường.

"Mỗi khi ngồi trong nhà nhìn qua cửa sổ, tôi có thể quan sát thấy đàn bò đang di chuyển về khu vắt sữa và tôi có thể theo dõi được mọi thứ qua chiếc điện thoại di động của mình" ông Smith nói.

Kim Long
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.