Sang Úc học kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt

Linh Linh - Thứ Sáu, 10/05/2024 , 14:30 (GMT+7)

Đoàn thương mại gồm 22 thành viên đại diện ngành thịt bò và gia súc Việt Nam tham gia Tuần lễ bò thịt 2024 tại Úc từ ngày 4 - 12/5.

Đoàn thương mại gồm 22 thành viên đại diện ngành thịt bò và gia súc Việt Nam tham gia Tuần lễ bò thịt 2024 tại Úc từ ngày 4 - 12/5. 

Đoàn thương mại gồm 22 thành viên đại diện ngành thịt bò và gia súc Việt Nam tham gia Tuần lễ bò thịt 2024 tại Úc từ ngày 4 - 12/5. 

Được tổ chức 3 năm một lần, Tuần lễ bò thịt là sự kiện lớn nhất của ngành công nghiệp bò thịt. Hoạt động này được tổ chức trong khuôn khổ chương trình Tăng cường hợp tác kinh tế Úc - Việt nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và thương mại giữa hai nước trong ngành thịt bò và gia súc.

Trường Đại học Griffith và Tổ chức Thịt và Gia súc Úc (MLA) là hai đơn vị đầu mối của hoạt động này. Thành phần đoàn đại biểu 22 thành viên của Việt Nam tham dự sự kiện này bao gồm 10 thành viên là đại diện doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu bò sống, con giống và nguồn gien; 5 công ty nhập khẩu bò thịt; 3 đại diện của khối chính phủ và 4 cán bộ kỹ thuật giúp hỗ trợ các hoạt động giao lưu và kết nối. 

Đây là sự kiện quy tụ các nhà sản xuất, xuất khẩu, chế biến, nhà khoa học, đầu bếp và khách mời quốc tế để quảng bá, kết nối và tôn vinh nền công nghiệp bò thịt hàng đầu thế giới của Úc. Tại đây, các đại biểu của phái đoàn Việt Nam sẽ có cơ hội gặp gỡ và trao đổi cũng như kết nối với các nhà cung ứng tiềm năng, tham quan và học hỏi từ các trang trại chăn nuôi, các cơ sở chế biến về các phương thức gia tăng giá trị, hiệu quả chăn nuôi bò tại Úc.

Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ bắt đầu tham dự sự kiện Tuần lễ bò thịt 2024 bằng chuyến đi tới Rockhampton (bang Queensland, Úc). Sau 4 ngày, đoàn sẽ chia thành hai nhóm để tiếp tục hành trình, một nhóm chuyên về thịt bò đi tới đông nam Queensland và nhóm còn lại chuyên về gia súc sống sẽ đến khu vực phía Bắc. Đoàn sẽ có cơ hội gặp gỡ, làm việc với các quan chức chính phủ, tổ chức công nghiệp, chuyên gia chăn nuôi, chuyên gia chế biến và tổ chức nghiên cứu để có thêm hiểu biết về thị trường và chuỗi cung ứng - xuất khẩu gia súc và thịt bò cũng như các kiến thức về công nghệ tiên tiến và tăng cường mối liên hệ, liên kết với các đối tác trong ngành.

Các đại biểu của phái đoàn Việt Nam có cơ hội gặp gỡ và trao đổi cũng như kết nối với các nhà cung ứng tiềm năng, thăm quan và học hỏi từ các trang trại chăn nuôi, các cơ sở chế biến thịt bò tại Úc.

Các đại biểu của phái đoàn Việt Nam có cơ hội gặp gỡ và trao đổi cũng như kết nối với các nhà cung ứng tiềm năng, thăm quan và học hỏi từ các trang trại chăn nuôi, các cơ sở chế biến thịt bò tại Úc.

Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp và Nông nghiệp Việt Nam cho biết, mục tiêu chính của ông khi tham gia phái đoàn là tìm kiếm các đối tác Úc để hợp tác thành lập cơ sở chế biến thịt bò tại Việt Nam, bao gồm đầy đủ các hoạt động từ vỗ béo, giết mổ, pha lóc, phân loại, bảo quản đến chế biến, sử dụng công nghệ cao, tiên tiến.

Bà Phạm Thị Kim Dung, Trưởng phòng Giống vật nuôi (Cục Chăn nuôi - Bộ NN-PTNT) chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn để tăng cường hợp tác, đặc biệt là trong việc tăng cường các chương trình nhân giống và đảm bảo vật liệu di truyền chất lượng cao.

Hoạt động này nhận được tài trợ từ Chính phủ Úc thông qua chương trình Tăng cường Kinh tế song phương giữa Úc và Việt Nam (AVEG) nhằm thực thi cam kết của hai nước trong việc phát triển quan hệ kinh tế. Việt Nam hiện là một trong những đối tác thương mại nông nghiệp lớn nhất của Úc, là điểm đến của ngành xuất khẩu thịt đỏ lớn thứ 10 và là điểm đến của xuất khẩu gia súc sống lớn thứ 2 của Úc. Chuyến thăm của đoàn thương mại còn đặc biệt có ý nghĩa khi Việt Nam và Úc gần đây đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Chuyến đi của đoàn thương mại bò thịt và gia súc sang Úc đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình hợp tác song phương của hai quốc gia.

Chuyến đi của đoàn thương mại bò thịt và gia súc sang Úc đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình hợp tác song phương của hai quốc gia.

Ông Tony Harman, Tham tán Nông nghiệp (Đại sứ quán Úc tại Việt Nam) chia sẻ: "Úc và Việt Nam đều có truyền thống nông nghiệp. Cả hai nước có thương mại phát triển và đặc biệt là mối quan hệ hợp tác bền chặt và không ngừng cải thiện trong lĩnh vực thịt bò và gia súc". Ông cũng cho biết, năm 2023, tổng giá trị thịt bò mà Úc đã xuất khẩu sang Việt Nam là 170 triệu AUD (đô la Úc) và bò sống là 206 triệu AUD.  

Chuyến đi của đoàn thương mại bò thịt và gia súc sang Úc đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình hợp tác song phương của hai quốc gia và giúp định hướng tương lai của ngành nhập khẩu thịt bò và gia súc từ Úc.

Dự án tăng cường hợp tác kinh tế Úc - Việt Nam (AVEG) được Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) tài trợ. Sáng kiến này nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa Úc và Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nông nghiệp, thương mại và đầu tư. Thông qua các sáng kiến như Phái đoàn Thương mại Thịt bò và Gia súc Việt Nam đến Úc, dự án mong muốn thúc đẩy hợp tác, trao đổi kiến thức, thương mại và phát triển kinh tế bền vững cho cả hai quốc gia.

Linh Linh
Ổn định sản lượng để giữ vị thế hạt tiêu Việt Nam
Ổn định sản lượng để giữ vị thế hạt tiêu Việt Nam

Sản lượng hạt tiêu Việt Nam đang giảm. Vì vậy, ngành hồ tiêu đang tìm giải pháp ổn định diện tích, sản lượng để duy trì vị thế trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu sầu riêng sẽ vượt mốc 3 tỷ USD
Xuất khẩu sầu riêng sẽ vượt mốc 3 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh trong những tháng qua, cộng với sản lượng tăng cao, xuất khẩu sầu riêng năm nay có thể vượt mốc nói trên.

Rộn ràng mua bán trên vùng vải sớm Tân Yên
Rộn ràng mua bán trên vùng vải sớm Tân Yên

Những container vải xuất khẩu đầu tiên của năm 2024 như mang theo niềm vui được mùa, được giá của nông dân vùng vải sớm Tân Yên, Bắc Giang.

DG SANTE nêu điều kiện để Việt Nam xuất khẩu phở bò sang EU
DG SANTE nêu điều kiện để Việt Nam xuất khẩu phở bò sang EU

Những sản phẩm tổng hợp như phở bò chịu sự điều chỉnh của quy định mới (EC) 2022/2292, đòi hỏi công khai, minh bạch nhiều thông tin về xuất xứ, cơ sở chế biến.

Thứ trưởng Hoàng Trung: Nâng cao chất lượng để sầu riêng đứng vững trên thị trường Trung Quốc
Thứ trưởng Hoàng Trung: Nâng cao chất lượng để sầu riêng đứng vững trên thị trường Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam đang đối mặt với cạnh tranh ngày càng lớn ở thị trường Trung Quốc. Vì vậy, nâng cao chất lượng là vấn đề then chốt hiện nay.

Hạt điều Việt muốn phủ khắp thị trường Trung Quốc
Hạt điều Việt muốn phủ khắp thị trường Trung Quốc

Trung Quốc đang nhập khẩu ngày càng nhiều hạt điều Việt Nam. Việt Nam không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu mà còn muốn đưa hạt điều đi sâu hơn vào thị trường này.

Nhà mua hàng quốc tế có nhu cầu lớn về nông sản Việt Nam
Nhà mua hàng quốc tế có nhu cầu lớn về nông sản Việt Nam

Hơn 500 nhà mua hàng quốc tế đăng ký kết nối giao thương, tìm nguồn hàng nông sản, thực phẩm, đồ gỗ... tại Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024.

‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu
‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) được cho là chiếc ‘thẻ visa’ của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới.

Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador
Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador

Tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc bị tăng cường kiểm tra dư lượng chất sulfite tạo tạo cơ hội để tôm Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Bảo tồn đa dạng sinh học phải tránh 'phát triển nóng và chạy theo nông nghiệp sản lượng'
Bảo tồn đa dạng sinh học phải tránh 'phát triển nóng và chạy theo nông nghiệp sản lượng'

Thói quen thực hành nông nghiệp không bền vững khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp bị suy thoái, ô nhiễm môi trường, theo TS Diego Naziri từ Trung tâm Khoai tây quốc tế.

Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023
Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023

Thẻ vàng IUU, biến động thị trường, hạn ngạch khai thác và những quy định mới khiến doanh nghiệp khai thác thủy sản lúng túng trong việc thích ứng.