Thái Lan đưa ra cảnh báo về 'sầu riêng Hải Nam' của Trung Quốc

Lâm Hưng - Thứ Hai, 24/06/2024 , 13:58 (GMT+7)

Giới chức Thái Lan cảnh báo các nhà xuất khẩu sầu riêng không nên tự mãn vì Trung Quốc đã bắt đầu đưa vào thị trường 'sầu riêng Hải Nam' với giá khoảng 420.000 đồng/kg.

Một người tiêu dùng chọn sầu riêng nhập khẩu tại một cửa hàng trái cây ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

Văn phòng Xúc tiến Thương mại Thái Lan tại Hạ Môn (Trung Quốc) cho biết Bắc Kinh đã có thể sản xuất sầu riêng Hải Nam, đây được coi là một thành công lớn cho ngành sầu riêng Trung Quốc. Cơ quan này khuyến cáo các nhà xuất khẩu Thái Lan nên tìm cách cải thiện chất lượng và độ tươi của sầu riêng Thái Lan để duy trì vị thế cao của họ ở cả thị trường Trung Quốc và trên toàn cầu.

Theo một báo cáo của Tân Văn Xã (CNS), Trung Quốc đã trồng sầu riêng rộng rãi ở các khu vực như Hải Nam và Tam Á. Sầu riêng sinh trưởng tốt, đạt kích thước tương đương một quả bóng chuyền. Lô hàng đầu tiên từ Hải Nam dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào cuối tháng 6/2024. Báo cáo cho biết khoảng 500 cây đã bắt đầu cho quả trong năm nay.

Sầu riêng Hải Nam được cho là đã được trồng từ 4 năm trước và năm nay đánh dấu vụ thu hoạch đầu tiên. Một cây sầu riêng 4 năm tuổi có thể cho ra tới 19 quả, mỗi quả nặng khoảng 2kg. Mùa thu hoạch sầu riêng Hải Nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, với cao điểm dự kiến vào tháng 7.

Theo một số ước tính, sầu riêng sẽ được trồng ở Hải Nam trên hơn 6.600ha đất trong vòng 3 - 5 năm tới. Tuy nhiên, việc trồng sầu riêng trên đảo đứng trước nhiều thách thức như năng lực sản xuất hạn chế và thời tiết khó lường, bao gồm cả bão. Thân cây sầu riêng mỏng manh khiến chúng khó chịu được gió lớn.

Mặc dù đã trồng thành công sầu riêng ở tỉnh Hải Nam, nhưng nơi đây không phải là khu vực lý tưởng để trồng loại quả này. Thông thường, sầu riêng là cây ăn quả lớn, lâu năm, phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 - 30 độ C, phù hợp nhất với "khí hậu nhiệt đới" như ở khu vực ASEAN.

Tính đến tháng 5/2024, sầu riêng Hải Nam đã bắt đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc sớm hơn khoảng một tháng so với dự kiến, với giá bán khoảng 120 NDT/kg (420.000 đồng/kg). Do diện tích canh tác hạn chế ở Trung Quốc, nguồn cung vẫn thấp, nên giá mặt hàng này khá cao so với sầu riêng Thái Lan bán lẻ ở mức khoảng 60 – 70 NDT/kg (210.000 – 245.000 đồng/kg).

"Khi Trung Quốc có thể sản xuất sầu riêng Hải Nam, điều này sẽ đánh dấu một thành công mới cho ngành sầu riêng Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến việc nhập khẩu sầu riêng Thái Lan do sản lượng vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, Thái Lan không thể tự mãn, vì thị trường sầu riêng Thái Lan có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh từ sầu riêng Hải Nam mới nổi và đang được ghi nhận", văn phòng cho biết.

Tuy nhiên, vị của sầu riêng Trung Quốc được cho là khá nhẹ, không quá nồng. Chúng hầu như không có kết cấu mịn như kem. Thịt của sầu riêng đôi khi gợi cảm giác như chuối chưa chín. Những người chỉ trích gay gắt cho rằng sầu riêng của Trung Quốc "gần như không có vị gì cả", trong khi nhiều người nếm thử là sầu riêng Trung Quốc cho rằng chúng "khô, cứng và nhạt nhẽo".

Một quả sầu riêng được trồng tại Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Văn phòng Xúc tiến Thương mại Thái Lan tại Hạ Môn đề xuất rằng Thái Lan cần tiếp tục phát triển sầu riêng tươi, chất lượng cao để duy trì sự thống trị trên thị trường Trung Quốc và toàn cầu. Mặc dù sầu riêng Hải Nam đang trở thành một lựa chọn mới cho người tiêu dùng Trung Quốc, sầu riêng Thái Lan vẫn có thể giữ lợi thế cạnh tranh nếu đảm bảo được chất lượng và giành trọn niềm tin của người tiêu dùng. Cơ hội nhập khẩu sầu riêng Thái Lan duy trì nhu cầu ở Trung Quốc và trên toàn thế giới vẫn tồn tại, với điều kiện các nhà sản xuất Thái Lan tiếp tục thích nghi và cải thiện theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Theo dữ liệu từ Global Trade Atlas, Trung Quốc hiện nhập khẩu sầu riêng tươi từ ba quốc gia Đông Nam Á là Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Từ tháng 1 đến tháng 4/2024, Trung Quốc nhập khẩu lượng sầu riêng tươi nhiều nhất từ Thái Lan, với tổng cộng 121.398 tấn, trị giá 716,69 triệu USD, chiếm 65,65% thị phần. Việt Nam là nước xuất khẩu sầu riêng lớn thứ hai sang Trung Quốc, với 79.186 tấn, trị giá 369,21 triệu USD, chiếm 33,82% thị phần. Philippines đứng thứ ba, cung cấp 1.778 tấn, trị giá 5,8 triệu USD, chỉ chiếm 0,53% thị phần.

Lâm Hưng
Tin khác
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.

Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng; loài người có thể chấm dứt trong vòng 200 năm tới.

Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo
Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây nho.

Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến

Tỷ lệ bò bị nhiễm cúm gia cầm chết ở California (Hoa Kỳ) tăng mạnh so với các tiểu bang khác, khiến các công ty xử lý xác động vật quá tải khi thời tiết nắng nóng.

Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1
Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan
Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới

Bài viết điểm qua những bước tiến của nông nghiệp Vương quốc Anh trong 20 năm qua và các chính sách nhằm tái phát triển, nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp Anh.

Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp
Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp

Thuộc nhóm những chính sách hay của tỉnh Chungcheongbuk để duy trì vị trí tỉnh dẫn đầu tăng trưởng của Hàn Quốc là duy trì tăng dân số, đãi ngộ tốt người lao động.

Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu
Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu

Việt Nam nên tiếp tục có đánh giá tổng thể về hành lang pháp lý, cũng như các giống mới xuất hiện để có một cách tiếp cận mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại.

Tajikistan khuyến khích nông dân thanh toán nước tưới tiêu trên nền tảng số
Tajikistan khuyến khích nông dân thanh toán nước tưới tiêu trên nền tảng số

Nông dân Tajikistan đã có thể thanh toán chi phí dịch vụ tưới tiêu trực tuyến, thay thế cho hình thức thanh toán tiền mặt vốn đã lỗi thời và kém hiệu quả.