Thuốc bảo vệ thực vật sinh học: Kinh nghiệm Mỹ, Úc, EU và chính sách cho Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng - Thứ Ba, 21/05/2024 , 09:22 (GMT+7)

Thuốc bảo vệ thực vật sinh học tại Mỹ trước khi đưa ra thị trường đều phải được đăng ký và được quản lý bởi Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA).

EPA có hướng dẫn rất cụ thể, dễ tra cứu về các quy định và hồ sơ đăng ký thuốc BVTV sinh học. Ảnh minh họa.

‘Hình mẫu Mỹ’ được nhiều nước áp dụng

Tất cả các loại thuốc BVTV, trong đó có thuốc sinh học tại Mỹ trước khi đưa ra thị trường đều phải được đăng ký và được quản lý bởi Cơ quan Bảo vệ môi trường - EPA. Định nghĩa của EPA về thuốc BVTV sinh học được nhiều nước trên thế giới sử dụng, bao gồm các nhóm chính như sau:

Bài liên quan

- Thuốc sinh hóa (Biochemicals - có nguồn gốc tự nhiên như chất dẫn dụ giới tính - Pheromones, các chất truyền tín hiệu của côn trùng… không gây độc cho sinh vật hại nhưng có thể áp dụng để can thiệp vào sự phát triển của sinh vật hại). Các thuốc trừ sâu thảo mộc, tinh dầu thực vật, một số khoáng chất tự nhiên cũng được xếp vào nhóm này. Trong trường hợp cần thiết, EPA thành lập Hội đồng khoa học, lấy ý kiến chuyên gia để quyết định hoạt chất thuốc BVTV dự định đăng ký có được coi là biochemical hay không.

- Thuốc vi sinh (Microbial): Hoạt chất là vi khuẩn, nấm, tuyến trùng có ích

- PIPs (Plant incorporated protectants): Chất diệt sinh vật hại do cây trồng biến đổi gen kháng sâu bệnh tự tổng hợp (ví dụ độc tố Bt).

Ngoài việc có Phòng Thuốc BVTV sinh học và ngăn ngừa ô nhiễm, EPA còn có Trung tâm thông tin về thuốc BVTV để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, người sản xuất các thông tin cần thiết liên quan đến đăng ký, sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học. EPA có hướng dẫn rất cụ thể, dễ tra cứu về các quy định và hồ sơ đăng ký thuốc BVTV sinh học. Trước khi muốn làm thủ tục đăng ký thuốc sinh học, EPA khuyến cáo các doanh nghiệp hoặc tổ chức cá nhân có nhu cầu đăng ký thuốc đặt lịch hẹn và EPA tổ chức cuộc họp (Pre-submission meeting) để các chuyên gia EPA nghe báo cáo về thuốc dự định đăng ký và hướng dẫn thực hiện các quy định, thủ tục đăng ký thuốc.

EPA có quy định riêng đối với đăng ký thuốc BVTV sinh học. Dữ liệu và thủ tục đăng ký thuốc sinh học được đơn giản hóa, thời gian chờ xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc thường tối đa là 12 tháng, so với trên 3 năm đối với thuốc hóa học. Chi phí đăng ký thuốc BVTV sinh học cũng thấp hơn nhiều so với thuốc hóa học. Ví dụ, để đăng ký 01 loại thuốc sinh hóa, doanh nghiệp tốn khoảng dưới 33.000USD, trong khi đăng ký 01 thuốc hóa học mới tốn khoảng 700.000 - 800.000 USD tùy thuộc vào độ an toàn của thuốc và yêu cầu tiến hành các thử nghiệm để có số liệu báo cáo.

Úc: Một số thuốc sinh học được đăng ký đặc cách

Úc chia các thuốc BVTV sinh học thành 4 nhóm chính: Các chất chiết xuất từ thực vật (Plant extracts). thuốc vi sinh (microbial pesticides), một số khoáng chất tự nhiên (natural chemicals/ minerals) và thuốc sinh hóa (biochemicals).

Tại Úc, các thuốc vi sinh thường được kết hợp đa chủng, đa loài để đem lại hiệu quả cao hơn và ổn định hơn. Ảnh minh họa.

Bài liên quan

Nếu thành phần hoạt tính của sản phẩm là hóa chất có nguồn gốc sinh học có độc tính trực tiếp đối với loài mục tiêu và có thể được tinh chế, xác định đầy đủ và áp dụng phương pháp phát hiện dư lượng thì sản phẩm đó không được phân loại là sản phẩm sinh hóa. Ví dụ, các sản phẩm dựa trên nicotin, strychnine, rotenone và ivermectin. Yêu cầu dữ liệu khi đăng ký đối với các sản phẩm này cũng giống như yêu cầu đối với thuốc BVTV hóa học.

Hiện tượng cỏ dại kháng thuốc hóa học rất phổ biến tại Úc, vì vậy sử dụng thuốc trừ cỏ sinh học rất được quan tâm. Các tài liệu hướng dẫn sử dụng các biện pháp sinh học truyền thống nhưng hiệu quả như sử dụng giấm ăn (acetic acid), citric acid, muối ăn hoặc hỗn hợp một số khoáng chất tự nhiên để diệt cỏ dại trong vườn được khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng rộng rãi.

Tại Úc, thuốc BVTV sinh học để xử lý hạt giống và xử lý đất là các loại thuốc đang được sử dụng ngày càng rộng rãi, giúp chủ động phòng ngừa các sâu bệnh hại trong đất vốn rất khó phòng trừ bằng hóa học. Các thuốc vi sinh thường được kết hợp đa chủng, đa loài để đem lại hiệu quả cao hơn và ổn định hơn.

Úc có quy định đăng ký đặc cách đối với một số thuốc BVTV sinh học phục vụ phòng chống dịch. Năm 2021, Úc đã cho đăng ký đặc cách thuốc sinh học Fawligen của Tập đoàn Ag Biotech để phòng chống dịch Sâu keo mùa thu tại bang Queensland.

Liên minh Châu Âu - EU: Ưu tiên và đầu tư lớn cho thuốc sinh học

Các nước EU cho rằng, thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên, chúng tập hợp lại thành bốn loại chính: chất bán hóa học - Semiochemical (ví dụ: pheromone), chất tự nhiên (ví dụ: thực vật, chất sinh hóa), vĩ sinh (ví dụ: côn trùng có ích) và vi sinh vật như vi khuẩn hoặc vi-rút. Khác với Mỹ và nhiều nước, EU không đưa các chất diệt sâu do cây trồng biến đổi gen tạo ra (PIPs) vào khái niệm thuốc BVTV sinh học.

Hiện nay, thuốc BVTV sinh học tại EU chiếm trên 30% tổng giá trị thị trường toàn cầu, đứng thứ hai trên thế giới, sau khu vực Bắc Mỹ.

Thỏa thuận xanh châu Âu (EU Green Deal) đề ra mục tiêu giảm lượng thuốc BVTV, tạo động lực cho phát triển sản xuất và sử dụng thuốc sinh học trong thời gian tới. Ảnh minh họa.

Thỏa thuận xanh châu Âu (EU Green Deal) đề ra mục tiêu tăng tỷ lệ diện tích đất canh tác hữu cơ từ 8% hiện nay lên 25%, giảm lượng thuốc BVTV và các mối nguy do thuốc BVTV 50% đến năm 2030 sẽ tạo động lực cho phát triển sản xuất và sử dụng thuốc sinh học trong thời gian tới. Croplife Europe đã có kế hoạch dành 4 tỷ euro đầu tư nghiên cứu, phát triển các thuốc BVTV sinh học mới cho giai đoạn từ nay đến năm 2030 tại châu Âu.

EU đã và đang sửa đổi các quy định liên quan đến đăng ký, sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học theo hướng ưu tiên cho các loại thuốc an toàn. Tuy thời gian đăng ký thuốc sinh học của EU lâu hơn các nước nhưng sau khi đã đăng ký, thuốc sinh học có thể lưu thông trên thị trường 10 - 15 năm sau mới cần gia hạn.

Đề xuất đổi mới chính sách phát triển thuốc BVTV sinh học tại Việt Nam

Kinh nghiệm quản lý và tạo động lực thúc đẩy sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học trên thế giới cần được nghiên cứu, chọn lọc để có thể áp dụng trong điều kiện Việt Nam. Từ những bài học kinh nghiệm của một số quốc gia, chúng tôi có một số đề xuất đối với công tác quản lý thuốc BVTV sinh học tại Việt Nam như sau:

- Cần xác định mục đích chính của việc thúc đẩy sản xuất, sử dụng thuốc BVTV sinh học là nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ thực vật, giảm sử dụng hóa chất, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần coi trọng cả 3 hướng đi chính bao gồm: phát triển sản xuất, sử dụng thuốc sinh học trong nước; nhập khẩu, sử dụng các loại thuốc sinh học chất lượng tốt, hiệu quả cao; và hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tự sản xuất thuốc sinh học quy mô nông hộ, trang trại, tổ hợp tác hoặc HTX (On-farm bio-pesticide production).

-  Cần đặc biệt quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong công tác quản lý thuốc, trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ chọn tạo ra các chủng vi sinh có hiệu lực cao, công nghệ tạo dạng, sản xuất, sử dụng thuốc BVTV sinh học. 

-  Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, hiểu biết của người sản xuất, người tiêu dùng và cộng đồng về vai trò của thuốc BVTV sinh học. 

-  Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thuốc BVTV sinh học và tăng cường công tác thanh kiểm tra, đảm bảo chất lượng thuốc BVTV sinh học trên thị trường.

- Xây dựng mạng lưới các tổ chức, trước hết là các đơn vị thuộc Cục chuyên ngành, các Viện, Trường, Trung tâm có nhiệm vụ, được cấp kinh phí thường xuyên để nghiên cứu, phát triển, bảo quản nguồn gen vi sinh vật có ích và sản xuất, cung ứng thuốc BVTV sinh học. Đồng thời, có chính sách giảm thuế, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển, sản xuất và cung ứng thuốc BVTV sinh học.

- Các địa phương có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, trợ cấp cho nông dân sử dụng thuốc BVTV sinh học trên một số đối tượng sinh vật hại và cây trồng quan trọng, đặc biệt đối với cây lâm nghiệp.

- Rà soát, đổi mới quy định quản lý thuốc BVTV tại Việt Nam, trong đó cần tách riêng nội dung quy định về quản lý đăng ký, sản xuất, sử dụng thuốc BVTV sinh học theo hướng:

  • Cụ thể hóa khái niệm về thuốc BVTV sinh học tại Việt Nam hài hòa với quy định của các nước trong khu vực và trên thế giới;
  • Bổ sung quy định đối với một số loại thuốc BVTV sinh học mới: nanobiopesticides, thuốc kích kháng (Resistance inducers), các khoáng chất tự nhiên (natural minerals), các hoạt chất có cơ chế tác động khác nhau lên cây trồng, các hoạt chất do công nghệ mới tạo ra…
  • Đơn giản hóa thủ tục, loại bỏ một số yêu cầu thử nghiệm độc lý qua miệng, qua da, chuyển hóa trong môi trường, giảm số lượng và thời gian khảo nghiệm thuốc… đối với một số hoạt chất, đặc biệt là đối với thuốc BVTV vi sinh và pheromones để rút ngắn thời gian đăng ký;
  • Ban hành Danh mục các hoạt chất thuốc BVTV sinh học an toàn (low risk pesticides) được ưu tiên đăng ký nhanh;
  • Bổ sung quy định về việc thành lập và thời gian họp Hội đồng tư vấn xem xét đăng ký thuốc BVTV sinh học và quyết định của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT bổ sung vào Danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam để rút ngắn thời gian đăng ký thuốc.
  • Quy định thủ tục đăng ký đặc cách thuốc BVTV sinh học trong điều kiện phòng chống dịch hại khẩn cấp;
  • Tăng thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV sinh học lên 10 - 15 năm, thay vì 5 năm như hiện nay.
  • Bổ sung quy định chỉ cho phép thuốc sinh học được bán hàng online.
  • Đổi mới quy định về hướng dẫn sử dụng, bảo quản trên bao gói thuốc BVTV sinh học.

- Biên soạn, phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, sử dụng một số thuốc BVTV thông dụng, hiệu quả như Trichoderma viridae; Metarhizium anisopliae; Beauveria… để nông dân tự sản xuất và sử dụng ở quy mô nông hộ, trang trại, HTX… với mục đích phi thương mại.

Tăng cường công tác khuyến nông về thuốc BVTV sinh học. Xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất, cung ứng, ứng dụng các biện pháp sinh học trong quản lý dịch hại tổng hợp tại các vùng sinh thái và trên các cây trồng chủ lực trong cả nước.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam
Tin khác
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD

Thị trường carbon quốc tế đang rất sôi động, với giá trị ước tính có thể lên tới gần 1.000 tỷ USD, đòi hỏi Việt Nam cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 3] Đóng góp thầm lặng từ những mô hình nông lâm kết hợp
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 3] Đóng góp thầm lặng từ những mô hình nông lâm kết hợp

Bên cạnh việc góp phần chuyển đổi hệ thống thực phẩm, đảm bảo sinh kế cho người dân, nông lâm kết hợp còn có ý nghĩa quan trọng trong mục tiêu trung hòa carbon.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.

Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.

Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng; loài người có thể chấm dứt trong vòng 200 năm tới.

Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo
Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây nho.

Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến

Tỷ lệ bò bị nhiễm cúm gia cầm chết ở California (Hoa Kỳ) tăng mạnh so với các tiểu bang khác, khiến các công ty xử lý xác động vật quá tải khi thời tiết nắng nóng.

Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1
Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan
Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới

Bài viết điểm qua những bước tiến của nông nghiệp Vương quốc Anh trong 20 năm qua và các chính sách nhằm tái phát triển, nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp Anh.