Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Bảo Thắng - Văn Việt - Đức Bình - Thứ Ba, 10/12/2024 , 06:00 (GMT+7)

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Thương hiệu xoài tròn Yên Châu từng bước được khẳng định trên thị trường. Ảnh: Đức Bình.

Ngỡ ngàng trái xoài to như... cái phích

Bài liên quan

Thông thường, xoài được tiêu thụ ở thị trường trong nước có khối lượng khoảng vài ba lạng, đến nửa kilogram. Cá biệt một vài giống đặc biệt có thể vượt ngưỡng này.

Tuy nhiên, tại thủ phủ xoài tròn ở Sơn La - huyện Yên Châu - những trái xoài to như cái phích không phải hiếm. Nhờ giống tốt, hợp thời tiết và thổ nhưỡng, nên xoài trồng ở đây cho quả rất to, trọng lượng trung bình đạt tới 0,6 - 1 kg/quả, nhiều trái nặng tới 1,5 - 1,7kg nên bà con địa phương thường gọi giống xoài này là xoài tượng.

Ông Hà Văn Sơn, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp An toàn Chiềng Hặc cho biết, năm 2024, trên diện tích 2ha, cơ sở đã thu hoạch được 37 tấn xoài, trong đó 60% sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc với giá bán 8.000 - 9.000 đồng/kg. Xoài xuất khẩu đạt tiêu chuẩn VietGAP, yêu cầu mẫu mã đẹp, đồng đều trọng lượng từ 600 - 900 g/quả, thường được thu hoạch khi vỏ còn xanh và chín vàng sau khoảng một tuần.

Sau mỗi vụ thu hoạch, công tác chăm sóc và quản lý khung tán cây xoài là bước quan trọng để đảm bảo năng suất cho mùa vụ tiếp theo. Thời gian từ tháng 7 đến tháng 11, sau khi tỉa cành tạo tán, cây được tưới 1 - 2 lần, sau đó không cần tưới thêm để giúp cây phục hồi. Ngoài ra, ông cùng thành viên HTX tập trung cắt tỉa, như loại bỏ cành sâu bệnh, yếu ớt và cành trong tán, nhằm tạo độ thông thoáng, giúp cây phát triển mạnh.

Đặc biệt, giai đoạn cây mới nhú lộc non, bà con thường tuyển chọn rất kỹ, chỉ giữ lại 2 - 3 lộc khỏe, phân bố đồng đều theo các hướng. Khi lá già, cành bệnh tiếp tục được tỉa bớt, sẵn sàng cho giai đoạn ra hoa tiếp theo.

Đẩy mạnh xuất khẩu các loại trái cây là chủ trương lớn của tỉnh Sơn La. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, ông Sơn đã tích cực tham gia các buổi đào tạo, tập huấn của Sở NN-PTNT. Qua đó, ông đã thực hiện nhiều biện pháp thực hành tốt như sử dụng bẫy bả để kiểm soát sâu bệnh hại. Ngoài ra, là sử dụng bao trái ngay xoài to bằng nắm tay trẻ con.

“Bao trái giúp xoài ngăn được côn trùng, nhất là ruồi vàng”, ông chia sẻ, và nói thêm, rằng một số nơi người dân chưa có điều kiện, có thể sử dụng bao ni lông. Nếu có kinh tế tốt hơn, bao trái được làm bằng giấy, có thể tái chế và thân thiện môi trường hơn.

Vùng trồng xoài xuất khẩu tại HTX Nông nghiệp An toàn Chiềng Hặc. Ảnh: Đức Bình.

Nhờ sử dụng các biện pháp này, vườn xoài của ông Sơn và nhiều hộ dân tại huyện Yên Châu đã giảm số lượng quả rụng do bị sâu bệnh gây, giảm số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng.

Không chỉ khỏe hơn, cây xoài tại Yên Châu còn cho thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 5 đến 8, năng suất trung bình đạt và vượt 20 tấn /ha, giá trị thu hoạch hơn 160 triệu đồng/ha canh tác đất đồi dốc. Một số nhà vườn thậm chí đã sản xuất được những trái xoài đặc biệt, to như phích nước loại 1,5 lít, nặng đến 2,5kg, vượt xa đặc tính tối đa (1,2 kg/quả) của giống.

Nhằm tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm, HTX Nông nghiệp An toàn Chiềng Hặc đã tìm kiếm đối tác, liên kết sản xuất theo chuỗi với các nhà máy chế biến lớn trên địa bàn và các tỉnh phía Bắc để sản xuất nước ép và sản phẩm cấp đông xuất khẩu sang châu Âu. Ngoài ra, phương án phát triển sản phẩm sấy dẻo đạt chuẩn OCOP cũng được đặt ra, hướng tới đa dạng hóa sản phẩm từ xoài và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Có thể không tưới vào mùa mưa

Là cây ưa sáng, ánh sáng trực tiếp giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, cây xoài có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là trồng trên đất thịt pha cát, tơi xốp, thoát nước tốt. Đất có tầng canh tác dày (>1m), độ pH thích hợp từ 5,0 - 7,2. 

Lượng mưa thích hợp cho xoài là 1.000 - 1.200 mm/năm, ẩm độ không khí tương đối từ 55 - 70%. Ngoài ra, hệ thống tưới tiêu phải đảm bảo điều tiết lượng nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây xoài tương đương với lượng nước 11.000 m3/ha/năm. Nếu thời tiết mưa nhiều hoặc có sương vào giai đoạn trổ hoa thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thụ phấn và bệnh hại phát triển mạnh. 

Chị Lưu Thanh Nga, Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt - BVTV Sơn La lưu ý đến việc thiết kế vườn trồng xoài. Cụ thể, nếu vùng đất trũng thấp, bà con phải trồng trên mô, lúc đầu mô có thể rộng 0,6 - 1m đắp thành hình tròn rộng, cao 50 - 70cm so với mặt nước trong vườn, sau đó bồi mô và làm liếp dần dần. Ngược lại, nếu trồng trên vùng đất dốc, để tránh xói mòn cần thiết kế trồng cây trên đường đồng mức. Đất dốc vừa phải (dưới 10%) không cần làm thành băng theo đường đồng mức mà chỉ cần trồng những hàng cây xen với hàng xoài hoặc tạo các bờ bao thấp dọc theo các hàng cây. Nếu đất độ dốc lớn (10 - 30%), tùy theo độ dốc cần san, gạt thành các băng có độ rộng 3 - 6m theo đường đồng mức. 

Khoảng cách trồng được khuyến cáo là 5x5m (tương đương mật độ 400 cây/ha). Trước khi trồng, người dân đào hố có kích thước dài - rộng - sâu là 0,8x0,8x0,6m, vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn, kích thước tương ứng là 1x1x0,8m. Hố trồng cần chuẩn bị trước khi trồng 2 - 4 tuần. Sau khi trồng cắm 2 cọc chéo hình chữ X vào cây và buộc dây để tránh lay gốc làm chết cây, đồng thời tủ rơm rác mục quanh mặt mô và tưới nước giữ ẩm cho cây. 

Nhờ chăm sóc tốt, xoài Yên Châu thường vượt ngưỡng 1 kg/trái. Ảnh: Bảo Thắng.

Sau thu hoạch, quả xoài được phân loại theo trọng lượng để đáp ứng yêu cầu thị trường, trong đó quả loại 1 có trọng lượng trái trên 400g và loại 2 từ 300 - 400g. Bảo quản đúng kỹ thuật giúp quả giữ được độ tươi trong 7 - 14 ngày ở nhiệt độ thường và kéo dài lên đến 3 tuần khi trữ lạnh ở nhiệt độ 12oC, độ ẩm 85 - 90%.

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, cần cắm cọc giữ cho gió khỏi lay gốc và tưới đậm nước, tủ gốc nhằm giữ ẩm cho cây và hạn chế cỏ dại bằng rơm rạ hoặc cỏ khô. Trong tháng đầu tiên, cứ 2 ngày tưới nước bổ sung một lần. Các tháng tiếp theo, chu kỳ tưới thưa dần và phụ thuộc vào thời tiết. Nếu trời nắng to cần phải tưới liên tục và có biện pháp che nắng cho cây. Vào mùa khô, lượng nước tưới khoảng 9 - 12 lít/gốc cho cây non sau đó tăng lên 20 - 30 lít/gốc cho cây 2 - 3 năm tuổi, khoảng 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Vào mùa mưa, có thể không tưới nhưng chú ý làm sạch cỏ.

“Hiện nay, việc để cỏ mọc trong vườn cây ăn quả được chấp nhận nhưng cần tuân thủ nguyên tắc không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với cây trồng chính”, chị Nga khuyến cáo và nói thêm, rằng cỏ dại mang lại lợi ích như giữ ẩm, giảm xói mòn, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng, bổ sung chất hữu cơ cho đất và làm thức ăn cho vật nuôi.

Trong phạm vi hình chiếu tán cây, người dân cần loại bỏ cỏ để dễ quản lý dinh dưỡng. Ngoài phạm vi này, có thể duy trì thảm cỏ nhưng phải cắt ngắn thường xuyên để giảm lượng nước tưới và tác động của nắng nóng kéo dài.

Ngoài công đoạn bón phân, việc thu hoạch xoài cần tuân thủ nghiêm ngặt về thời điểm và kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chị Nga thông tin, cuống quả cần được cắt dài 5 - 10cm nhằm tránh nhựa ứa ra, gây cháy vỏ và giảm giá trị thương phẩm.

Bảo Thắng - Văn Việt - Đức Bình
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.