Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn

Bảo Thắng - Văn Việt - Đức Bình - Thứ Năm, 12/12/2024 , 06:00 (GMT+7)

Nhiệt độ thích hợp nhất để chuối sinh trưởng là khoảng 27 độ C, nếu xuống quá thấp (dưới 6 độ C), cây sẽ yếu và dễ bị chết nếu không có phương án phòng, chống.

HTX Chuối tây Sơn La Mạc Phi vào vụ thu hoạch. Ảnh: Đức Bình.

Trồng dày, mật độ tùy thuộc giống

Bài liên quan

Là cây rễ chùm, khả năng đâm sâu kém hơn so với các loại cây rễ cọc, nên chuối rất e ngại đất bị xói mòn, dễ ngập úng hoặc có nhiều loại đá cứng. Cả nước có nhiều vựa chuối lớn, phổ biến nhất là trồng trên đất phù sa, đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ.

Nói thế để thấy rằng, hành trình đưa cây chuối lên miền đất dốc Sơn La chẳng hề dễ dàng. TS Trần Danh Sửu, Hội Giống cây trồng Việt Nam thừa nhận, với địa hình dốc nhỏ hơn 8 độ, người dân nên trồng theo hàng nanh sấu (trồng theo hàng nhưng so le nhau) để hạn chế xói mòn đất. Nếu độ dốc lớn hơn 8 độ, bắt buộc thiết kế đường đồng mức, với bề mặt từ 3 - 4m tùy vào độ dốc. Đặc biệt, không nên trồng chuối ở những nơi có độ dốc lớn hơn 30 độ.

Theo ông Sửu, người dân nên căn cứ vào giống chuối để quyết định mật độ trồng. Giống càng thấp cây, tán lá hẹp như chuối tiêu lùn, chuối ngự có thể trồng dày, còn các loại như chuối tiêu vừa, chuối tiêu cao, chuối lá, chuối gòn… nên trồng thưa hơn. Mật độ trồng phổ biến khoảng 1.000 cây/ha, với khoảng cách 3x3m hoặc 3x2,5m. Tuy nhiên, nếu trồng mật độ dày cần chọn cây con đồng đều nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh giành dinh dưỡng và ánh sáng giữa các cây.

“Trồng dày hợp lý có tác dụng tốt cho vườn chuối, vườn sớm được che bóng, ít cỏ dại, tạo điều kiện nóng ẩm phù hợp với cây chuối và tốt hơn cả là tăng năng suất chuối”, ông Sửu phân tích.

Chuối cần rất nhiều nước trong suốt quá trình sinh trưởng. Vì thế, tại Sơn La, bà con phải thiết kế hệ thống tưới, tiêu hợp lý. Tùy từng điều kiện, có thể bố trí hệ thống tưới tiết kiệm hoặc tưới bề mặt. Đối với những vườn trồng mới diện tích lớn cần quy hoạch đường giao thông nội đồng để vận chuyển vật tư, phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới.

Cây chuối giúp nhiều hộ dân tại Mường La đổi đời. Ảnh: Đức Bình.

Bài liên quan

Trong suốt đời sống của cây, độ ẩm đất cần thường xuyên được duy trì ở ngưỡng 60 - 70%. Ngoài ra, cây chuối (nhất là chuối tiêu) sinh trưởng tốt nhất ở những nơi có lượng mưa phân bố đều khoảng 200 - 220 mm/tháng. Đây cũng là căn cứ để hình thành nên các vùng chuyên canh quy mô lớn, hướng tới xuất khẩu.

Dựa vào đặc tính này, chuối nên được trồng vào đầu mùa mưa, từ khoảng cuối tháng 4 đến tháng 8. Nếu giống chuối lấy từ nuôi cấy mô, bà con có thể xé túi bầu cây giống, xới đất, đặt cây giống vào vị trí hố, lấp đất, tưới nước đẫm để rễ cây và đất tiếp xúc chặt với nhau. Đối với cây trồng chồi, cũng cần tưới nước đẫm để phần gốc cây và đất tiếp xúc chặt với nhau.

Cho đến lúc thu hoạch, chuối cần bón khoảng 6 - 8 lần, trong đó lần bón thúc đầu tiên ngay sau khi trồng khoảng 15 ngày, hoặc sau khi thu hoạch. Lần bón thúc cuối cùng trước dự kiến thu hoạch 2 tháng. Cách bón là xới rãnh nông theo vòng tròn, cách gốc 30 - 60cm, sau đó rải phân, lấp đất. Lưu ý, tưới ẩm sau bón phân sẽ làm tăng hiệu quả của phân bón, giúp bộ rễ chóng lan rộng.

Một khâu quan trọng để nâng cao tỉ lệ sống, cây mau hồi sinh, theo TS Trần Danh Sửu, là phải nện chặt gốc chuối để cây không bị gió lay lắt, làm đổ cây, đứt rễ non, tạo cho cây được tiếp xúc chặt chẽ với đất để ra rễ được thuận lợi. Chú ý lèn cho đất chặt, nhưng không nên lèn đất ép chặt vào thân giả, dễ làm cho bẹ của thân giả bị ép chặt, điểm sinh trưởng không phát triển lên được. Nếu đất khô, người dân nên lèn đất theo chiều song song với thân giả hoặc dùng chân giậm chặt rồi tưới nước.

Hiện cơ quan chuyên môn khuyến nghị người dân nên nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô. Dù phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, thao tác phức tạp, nhưng bù lại có ưu điểm là hệ số nhân giống cao; tạo được một số lượng lớn cây giống cung cấp cho sản xuất; cây giống sạch bệnh, khỏe mạnh; cây giống có độ đồng đều cao, khi trồng có khả năng sinh trưởng phát triển tương đương nhau. Vườn chuối trồng từ giống nuôi cấy mô sẽ cho thu hoạch đồng loạt, đáp ứng được nguồn nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng.

Nếu được giá, chuối xuất khẩu có thể được bán tới 10.000 đồng/kg. Ảnh: Đức Bình.

Cây ăn quả mang về tiền tỷ

Tại Mường La, một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La, cây chuối đã giúp HTX Chuối tây Sơn La Mạc Phi (xã Mường Bú) thay da đổi thịt. Bắt đầu từ năm 2023, khi thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại với nhu cầu lớn, HTX mở rộng diện tích lên 10ha. Bình quân mỗi tháng, HTX thu hoạch khoảng 300 tấn chuối, và có thể tăng đến 700 tấn vào mùa cao điểm.

Trung bình mỗi ha chuối tây cho sản lượng 7 tạ đến 1 tấn mỗi lần thu hoạch, với giá bán sang Trung Quốc từ 6.000 - 7.000 đồng/kg. Nếu xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, giá có thể lên tới 10.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi thành viên HTX thu về lợi nhuận từ 200 - 300 triệu đồng/năm, trong khi các hộ liên kết cũng đạt mức thu nhập từ 70 - 100 triệu đồng/năm.

Chưa bằng lòng với kết quả này, HTX Mạc Phi ấp ủ liên kết với nhiều hộ dân hơn nữa trên địa bàn xã Mường Bú. Giám đốc Quàng Văn Phi nhẩm tính, nếu có thể sử dụng rộng rãi các giống chuối nuôi cấy mô, nhà nào trồng từ 3ha trở lên hoàn toàn có thể thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Để có ngày hôm nay, ngoài việc đào tạo, tập huấn cho thành viên HTX tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác, vị giám đốc HTX đặc biệt lưu ý đến thời điểm thu hoạch. Cụ thể, khoảng thời gian từ lúc trổ buồng đến thu hoạch dao động khoảng 3 - 4 tháng.

Thông qua màu sắc hoặc độ đẫy quả, chuối sẽ được thu hoạch khi đạt độ chín chừng 75 - 80%, khi vỏ quả còn màu xanh nhạt, hơi tròn cạnh, ruột trắng ngà. Nếu tiêu thụ tại chỗ hoặc bán trong nước, chuối có thể để chín hơn đến 85 - 90%, khi vỏ quả ngả sang màu xanh vàng, ruột chuyển thành màu vàng. 

Nên thu hoạch vào thời điểm khô ráo, trời không mưa và không quá nóng. Anh Phi cho biết thêm, sau thu hoạch và trong quá trình vận chuyển về nơi sơ chế, đóng gói, buồng chuối cần được đặt trên các tấm lót mềm để tránh xây xát vỏ quả.

Chuối cần nhiều nước trong suốt thời gian sinh trưởng. Ảnh: Đức Bình.

Nếu hàng xuất khẩu, cần dùng dao sắc cắt ra từng nải và cắt cuống thật ngắn, trước khi nhúng vào hoạt chất Thiophanate-methyl để phòng từ nấm bệnh gây thối quả, để ráo nước và nhựa quả, rồi xếp vào trong sọt nhựa, gỗ hoặc hộp carton. Cuối cùng, chuối được để kho lạnh, với nhiệt độ từ 13 - 15oC.

Hiện HTX Mạc Phi cũng như nhiều HTX xuất khẩu chuối khác tại Sơn La đã triệt để áp dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp tốt, trong đó có vệ sinh đồng ruộng thường xuyên nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu bệnh hại cây trồng.

Ngoài các bệnh thông thường như bệnh chuối rụt, đốm lá, thán thư, Giám đốc Quàng Văn Phi rất quan tâm đến bệnh héo rũ Panama. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào của cây. Các lá già bị vàng trước, rồi lan dần lên các lá ngọn. Đã có nhiều vùng chuối “khổ sở” vì bệnh héo rũ Panama này. Do vậy nên anh Phi luôn động viên thành viên trong HTX sát sao đồng ruộng để kịp thời có phương án xử lý nếu không may xuất hiện mầm bệnh.

Bảo Thắng - Văn Việt - Đức Bình
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.