Ứng dụng công nghệ số cho nông nghiệp Tây Nguyên

Minh Quý - Thứ Sáu, 11/10/2024 , 16:01 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ số phục vụ sản xuất ngành hàng cà phê và hồ tiêu khu vực Tây Nguyên được Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam tổ chức giúp tiết kiệm chi phí.

Ngày 11/10, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam và UBND huyện Cư M’gar tổ chức hội thảo khoa học Ứng dụng công nghệ số phục vụ sản xuất ngành hàng cà phê và hồ tiêu khu vực Tây Nguyên.

Thời gian qua Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam tổ chức đề tài nghiên cứu Ứng dụng công nghệ số phục vụ sản xuất ngành hàng cà phê và hồ tiêu khu vực Tây Nguyên tại xã Ea Tar, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 50ha trồng cà phê.

Trong đó, 2ha cà phê được đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị tưới kết hợp với bón phân đồng bộ. Đối với hệ thống giám sát, nhóm triển khai bố trí trạm khí tượng cho toàn mô hình 50 - 60ha và 1 hệ thống các cảm biến giám sát độ ẩm, nhiệt độ, EC đất cho khu vực 2ha. Các mô hình cập nhật theo thời gian thực với tần suất 5 - 15 phút/lần.

Ông Nguyễn Quang Tin, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Yên.

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là xây dựng bản đồ giám sát vùng trồng cà phê khu vực Tây Nguyên từ dữ liệu ảnh viễn thám và mô hình học máy. Trong đó, xây dựng bộ dữ liệu mẫu để huấn luyện, kiểm định mô hình phân loại vùng trồng; Thiết lập mô hình phân vùng trồng cà phê từ ảnh viễn thám; Xây dựng các bản đồ giám sát vùng trồng cà phê.

Đề tài sử dụng ứng dụng viễn thám trong giám sát cây trồng dựa vào các đặc tính phản xạ phổ khác nhau của các loại cây trồng (biểu hiện thông qua màu sắc, cấu trúc tán…) để phân loại. Theo đó, ứng dụng viễn thám sẽ theo dõi tình trạng cây trồng; đặc tính phản xạ của thực vật với sóng điện từ trong các tình trạng sức khỏe khác nhau. Dựa vào xu hướng phản xạ của cây trồng đối với sóng điện từ các vệ tinh viễn thám; các đặc điểm khí tượng - thủy văn; tình trạng sức khỏe cây trồng từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ tưới bón, uớc tính năng suất…

Ông Nguyễn Công Văn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar cho biết, do đặc thù các loại cây trồng trên địa bàn huyện chủ yếu là cây công nghiệp nên nhu cầu nước tưới, đặc biệt là về mùa khô hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và chi phí đầu tư. Trong những năm trước, việc tổ chức tưới nước tiết kiệm cho các loại cây trồng chưa được quan tâm chú trọng vì chưa được đầu tư thiết bị, công nghệ tưới tiết kiệm nên còn lãng phí nguồn tài nguyên nước.

Vườn cà phê tham gia đề tài. Ảnh: Quang Yên.

Trên địa bàn huyện Cư M’gar, nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng, trên diện rộng, thời gian kéo dài dẫn đến thiệt hại hàng ngàn ha cây trồng, chủ yếu là với cây cà phê, hồ tiêu.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các vùng chuyên canh cà phê, trong những năm qua, huyện Cư M’gar đã triển khai nhiều biện pháp nhằm quản lý và khai thác hợp lý nguồn nước như xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống hồ đập, kênh tưới nước và tổ chức điều tiết nước tưới đảm bảo mùa vụ, hiệu quả, tiết kiệm; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, tổ chức trồng rừng, trồng cây phân tán, tăng độ che phủ.

Đối với lĩnh vực trồng trọt, huyện Cư M’gar đã ban hành Nghị quyết về Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, bền vững gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các giải pháp tưới tiết kiệm nước và đã huy động được các nguồn lực tham gia. Trong đó nhiều công nghệ tưới tiết kiệm, tưới thông minh đã được áp dụng với diện tích trên một nghìn ha cho các loại cây trồng như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, chanh leo…

“Với những hiệu quả mà đề tài đạt được, tôi tin mô hình có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Tuy nhiên để phát triển rộng rãi cơ quan chức năng, doanh nghiệp cần hỗ trợ người dân”, ông Văn nói.

Ông Nguyễn Quang Tin, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) cho biết, sau thời gian triển khai đề tài thực tế, tính thực tiễn của đề tài được cơ quan quản lý nhà nước và người dân đánh giá cao.

Hệ thống tưới tiết kiệm tại vườn cà phê tham gia đề tài. Ảnh: Quang Yên.

Theo ông Tin, ứng dụng công nghệ đang là xu thế chung của cả nước. Do đó, trong thời gian tới đề nghị Viện tiếp tục hoàn thiện đề tài để công bố rộng rãi.

“Chúng ta có sản phẩm tốt, tuy nhiên khi ứng dụng công nghệ vào sản xuất là khẳng định chúng ta có nghiên cứu, đáp ứng được về nông sản xanh, chất lượng. Với đề tài này thì đề nghị Viện mở rộng sang các cây trồng khác trên nguyên lý đầu vào, đầu ra hợp lý. Đây là sản phẩm trí tuệ mới trong thời gian tới để nhân rộng hơn vào trong sản xuất, giúp ngành nông nghiệp phát triển”, ông Tin nói.

Minh Quý
Tin khác
Tri thức nông dân, giá trị cốt lõi của du lịch nông nghiệp, nông thôn
Tri thức nông dân, giá trị cốt lõi của du lịch nông nghiệp, nông thôn

Tri thức nông dân vừa là giá trị vừa là giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực của bà con nông dân, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Ứng dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình sản xuất
Ứng dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình sản xuất

An Giang Ứng dụng chuyển đổi không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí mà còn mở ra cơ hội kết nối thị trường.

Nông dân Hải Hà hào hứng tham gia lớp học IPM
Nông dân Hải Hà hào hứng tham gia lớp học IPM

Quảng Ninh Ngay khi Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hải Hà mở lớp IPM trên cây lúa, 30 học viên nông dân đã hào hứng tham gia, từ đó có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm.

Nông dân mách bí quyết diệt rong meo trong ruộng lúa
Nông dân mách bí quyết diệt rong meo trong ruộng lúa

Cần Thơ Sử dụng chế phẩm vi sinh để diệt rong meo, nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, cải tạo đất đai màu mỡ, lúa khỏe, tăng sức đề kháng trong mùa mưa bão.

Nuôi dưỡng đam mê công nghệ sinh học cho sinh viên nông nghiệp
Nuôi dưỡng đam mê công nghệ sinh học cho sinh viên nông nghiệp

PGS.TS Nguyễn Đức Bách (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, cần chứng minh giá trị kinh tế của công nghệ sinh học để hỗ trợ các bạn trẻ nghiên cứu khoa học.

Kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp của một người trẻ
Kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp của một người trẻ

Là một chủ trang trại trẻ thành công, anh Đỗ Văn Phúc, chủ vườn hoa cẩm cù lớn ở Bình Phước có những chia sẻ thú vị về chuyện khởi nghiệp nông nghiệp.

Lan tỏa giá trị nông sản và sáng tạo trong nông nghiệp
Lan tỏa giá trị nông sản và sáng tạo trong nông nghiệp

Với những lợi thế về ngoại ngữ, kiến thức, những người trẻ làm nông nghiệp đang góp phần lan tỏa giá trị nông sản Việt Nam ra nước ngoài.

Người trẻ tiên phong chuyển đổi số trong nông nghiệp
Người trẻ tiên phong chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp đang diễn ra ở nhiều hợp tác xã, trang trại, địa phương. Trong đó, có vai trò rất lớn của những người trẻ.

Các viện nghiên cứu nên phối hợp theo chuỗi thay vì giải quyết đơn lẻ
Các viện nghiên cứu nên phối hợp theo chuỗi thay vì giải quyết đơn lẻ

PGS.TS Phí Quyết Tiến, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học đề xuất Bộ NN-PTNT khi giao nhiệm vụ, đặt hàng công trình nghiên cứu khoa học nên thực hiện theo chuỗi.

Xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm chỉnh sửa gen đồng bộ, thống nhất
Xây dựng hệ thống quản lý sản phẩm chỉnh sửa gen đồng bộ, thống nhất

GS.TS Lê Huy Hàm, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp kêu gọi các nhà khoa học chung tay có một hệ thống quản lý sản phẩm chỉnh sửa gen một cách thống nhất.

Sử dụng công nghệ sinh học để bảo tồn gen vật nuôi
Sử dụng công nghệ sinh học để bảo tồn gen vật nuôi

Đại diện Viện Chăn nuôi đề xuất sử dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen di truyền của vật nuôi là hướng đi tiềm năng và cần thiết.