Vẻ đẹp phụ nữ Việt như điểm tựa cảm xúc thi ca

Lê Xuân - Chủ Nhật, 20/10/2024 , 08:22 (GMT+7)

Vẻ đẹp phụ nữ Việt không chỉ được nhắc đến trong những dịp nhộn nhịp như Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mà luôn giống như điểm tựa cảm xúc thi ca bất tận.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình.

Vẻ đẹp phụ nữ Việt đã trở thành đề tài quen thuộc trong nghệ thuật Việt. Vẻ đẹp phụ nữ Việt đã khơi nguồn cho âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Chỉ riêng với thi ca, vẻ đẹp phụ nữ Việt đã góp phần làm nên những màu sắc quyến rũ trên bức tranh văn hóa dân tộc Việt.

Phụ nữ Việt từ xưa tới nay vốn mang vẻ đẹp thầm lặng “Em như cây quế giữa rừng/ Ngát thơm ai biết, lẫy lừng ai hay”. Đó là vẻ đẹp chân quê, giản dị. Ở họ không phải lúc nào cũng là liễu yếu đào tơ, là cái bóng của người đàn ông mà luôn tiềm ẩn một sức mạnh chẳng kém gì nam giới. Họ là một nửa của cuộc sống nhân loại.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình. 

Phụ nữ Việt có truyền thống chống ngoại xâm “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, như tinh thần Hai Bà Trưng “hồng quần nhẹ bước chinh yên/ đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thùy”. Trên bất kỳ lĩnh vực nào, ở giai đoạn lịch sử nào ta cũng đều bắt gặp tên tuổi của những phụ nữ làm vẻ vang giống nòi.

Một thời cha ông ta lại quan niệm người phụ nữ có khuôn mặt chữ điền mới đẹp, vì “mặt chữ điền lắm tiền nhiều ruộng”. Đó là vẻ đẹp phúc hậu, đã từng đi vào thơ Hàn Mặc Tử “vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Đến thời hiện đại vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ thật lắm màu nhiều sắc. Cái áo tứ thân của mẹ ta xưa đã được cách điệu thành áo dài với nhiều kiểu dáng “thướt tha áo trắng nói cười/ để ta thương nhớ một thời áo nâu”.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình.

Có lẽ vẻ đẹp lâu bền nhất của người con gái và có sức quyến rũ lạ kỳ là cái duyên ngầm, khi nhỏ nhẹ: “Chồng giận thì vợ làm lành/ Miệng cười tủm tỉm: rằng anh giận gì?”, khi dứt khoát “chồng gì anh, vợ gì tôi/ chẳng qua là cái nợ đời cầm tay”. Đa số phụ nữ Việt rất giàu lòng vị tha và có đức hy sinh “chàng ơi phụ thiếp làm chi, thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng”.

Hoặc có khi hạnh phúc đã tan vỡ, người vợ đã chia tay anh chồng phụ bạc rồi nhưng vẫn còn khuyên và lo cho anh: “anh về lấy vợ bên sông/ còn tôi tơ tưởng lấy con ông lái đò/ phòng khi sóng cả, gió to/ để tôi còn kịp chở đò đưa anh”.

Vẻ đẹp phụ nữ Việt còn xuất hiện trong lao động và trong chiến đấu. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã cảm nhận được lời nhắn gửi kín đáo của cô gái tiễn người thương ra trận: “Hai người chia tay sao chẳng nói điều chi/ Mà hương thầm thơm mãi bước người đi”

Ngược lại, nhà thơ Xuân Quỳnh phản ánh một góc độ khác của phụ nữ Việt khi bước vào hôn nhân thật nghĩa tình và ấm áp: “Phải đâu mẹ của riêng anh/ Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi/ Mẹ tuy không đẻ không nuôi/ Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong”.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình.

Vẻ đẹp phụ nữ Việt ngày nay đã được nâng lên phù hợp xu thế hội nhập toàn cầu, nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Họ không còn “dệt lụa quanh năm với mẹ già” mà đóng góp trong nhiều lĩnh vực bằng trí tuệ mẫn tiệp và trái tím nhân hậu. Họ vẫn phát huy giá trị “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” để tận tụy cống hiến cho cộng đồng, đưa hình ảnh nước Việt thân thiện và gần gũi đến với bạn bè trên khắp thế giới.

Lê Xuân
Tin khác
Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư

Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.

Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Trên bia đá đền thờ tổ nghề chạm bạc Đồng Xâm có tuổi đời gần 600 năm ghi dấu ấn tinh hoa làng nghề và những điều răn dạy con cháu giữ nghiêm phép nghề.

'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc
'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc

Nội dung của 'Hưng Hóa kí lược' có 12 đề mục, bao gồm đầy đủ nội dung truyền thống của một cuốn địa chí.

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’
Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn với chùm thơ về vẻ đẹp đô thị năng động và bao dung, đã được trao giải nhất cuộc thi thơ ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’ năm 2024.

Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh
Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh

Nhà thơ xứ Nghệ Trần Quang Khánh chắt chiu cảm xúc những ngày quân ngũ và những năm dạy học để gửi gắm vào vần điệu chân thành và sâu lắng.

Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái
Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái

Vẻ đẹp núi rừng ở miền tây xứ Nghệ được tác giả Hữu Vi phác họa sinh động và quyến rũ qua tập truyện ngắn ‘Cái chết của bầy ong’.

Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm
Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm

Nhà văn Sơn Nam đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, và chuyên luận ‘Khí chất Nam Bộ qua truyện Sơn Nam’ chứng minh rằng ông có thêm một khách tri âm nữa.

Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia
Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia

Học giả Nguyễn Đình Tư ở tuổi 104 được trao giải A của Giải thưởng sách quốc gia 2024 với công trình nghiên cứu về lịch sử đô thị phương Nam.

Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.