Vùng đất văn học góp phần nhận diện thương hiệu địa phương

TUY HÒA - Thứ Sáu, 28/04/2023 , 18:59 (GMT+7)

Tọa đàm ‘Làm thế nào để có vùng đất văn học?’ vừa được tổ chức, thu hút sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khắp cả nước.

Tọa đàm "Làm thế nào để có vùng đất văn học?" vừa tổ chức tại Phú Yên.

Vùng đất văn học, không phải khái niệm xa lạ, nhưng không phải ai cũng đánh giá đầy đủ giá trị của vùng đất văn học. Cuộc tọa đàm “Làm thế nào để có vùng đất văn học” đã thu hút nhiều ý kiến bổ ích của các nhà văn nổi tiếng khắp cả ba miền như Nguyễn Trí Huân, Ngô Vĩnh Bình, Lê Thành Nghị, Nguyễn Bình Phương, Bích Ngân, Trình Quang Phú, Huỳnh Thạch Thảo, Nguyễn Thu Phương, Bùi Anh Tấn...

Đối với một người cầm bút, trong lòng luôn hiện diện một vùng đất để làm nơi nương tựa hoặc để làm nguồn cảm hứng cho hành trình sáng tạo. Vùng đất ấy, có thể là nơi chôn nhau cắt rốn, có thể là chốn hẹn hò tình duyên, và cũng có thể chỉ là chốn nhung nhớ xa vời của một lần đặt chân đến và vương vấn khôn nguôi.

Một vùng đất thường xuyên xuất hiện trong tâm tưởng và không phải tình cờ bước vào trang viết, chính là vùng đất văn học của tác giả. Vùng đất văn học có tên gọi cụ thể, có cảnh sắc cụ thể hoặc chỉ là những bóng cây, những dáng người, nhưng khi chạm bút vào vùng đất văn học thì tác giả phô diễn được sở trường tốt nhất và có những tác phẩm ưng ý nhất.

Có vùng đất văn học gắn bó máu thịt với tác giả, khiến họ trở thành sứ giả văn hóa và đời sống của một địa phương. Trong văn chương hiện đại Việt Nam, có thể kể đến một số trường hợp Tô Hoài với Hà Nội, Sơn Nam với sông nước miệt vườn, Nguyên Ngọc với Tây Nguyên, Nguyễn Văn Xuân với Quảng Nam, Hoàng Văn Bổn với Đồng Nai, Hoàng Phủ Ngọc Tường với Huế, Lê Văn Thảo với An Giang. Nguyễn Ngọc Tư với Cà Mau...

Nhà thơ Lê Thành Nghị khẳng định vùng đất văn học xứ Nghệ đa đạng và phong phú.

Từ vùng đất văn học của các tác giả, đã hình thành vùng đất văn học của công chúng. Biên độ mở của vùng đất văn học được xác lập nhờ hai yếu tố, thứ nhất là quy tụ một đội ngũ tác giả đông đảo, thứ hai là thông qua tác phẩm văn học để công chúng thêm yêu mến vùng đất từng được tác giả đề cập.

Ở Việt Nam hiện tại có bao nhiêu vùng đất văn học? Xưa nay, muốn tìm trạng nguyên hoặc danh sư, thì phải đến kinh thành. Những đô thị trung tâm như Hà Nội, TP.HCM cũng là vùng đất văn học với hàng trăm tác giả cùng sinh sống và sáng tác. Những vùng đất đã được bồi đắp văn hóa lâu đời như Nghệ An, Huế cũng là vùng đất văn học.

Ngoài ra, những vùng đất có cơ duyên đặc biệt sản sinh những tài năng vượt trội, hoặc tạo ra những trào lưu văn học và hình thành dòng chảy văn học riêng như Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, An Giang... cũng là vùng đất văn học.

Cần lưu ý, có những vùng đất văn học của tác giả nhưng vẫn chưa đủ tạo thành vùng đất văn học của công chúng. Đó là những lát cắt tình cờ của sáng tạo, như “Sa Pa lặng lẽ” của Nguyễn Thành Long, “Em Pleiku má đỏ môi hồng” của Vũ Hữu Định...

Và cũng cần lưu ý, có những vùng đất nổi tiếng đã có “thương hiệu địa phương” để thu hút mọi người, nhưng vẫn chưa thể trở thành vùng đất văn học như Cần Thơ, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang... vì những hoạt động văn chương ở đây vẫn cầm chừng và manh mún.

Theo thăng trầm lịch sử, có những vùng đất văn học trong quá khứ đã mai một dần đi như Hà Tiên. Ngược lại, có những vùng đất đang vận động trở thành vùng đất văn học như Phú Yên...

Vùng đất văn học là chỉ dấu đáng tin cậy cho sức sống văn hóa của một địa phương. Hãy nhớ, để xây dựng hạ tầng vật chất cho một địa phương chỉ cần nguồn lực tài chính và thời gian 10 năm hoặc 20 năm. Thế nhưng, để xây dựng phẩm chất văn hóa cho một địa phương, phải mất thời gian gấp 10 lần và không chỉ cần nguồn lực tài chính, mà đòi hỏi thêm ý thức trách nhiệm của cộng đồng.  

Làm sao để có một vùng đất văn học? Đầu tiên phải xuất phát từ tình cảm và nỗ lực của tác giả. Nhà văn ăn khách Nguyễn Nhật Ánh luôn dùng bối cảnh hoặc địa danh của cố hương Thăng Bình, Quảng Nam để đưa vào tác phẩm, như quán Gò, chợ Đo Đo, thậm chí nhân vật Hà Lam được đặt theo tên gọi thị trấn, nhân vật Trà Long được đặt theo tên làng...

Vùng đất văn học không thể chờ đợi vào sự may rủi. Muốn có vùng đất văn học, rất cần những chính sách của địa phương đầu tư phát triển văn học, cũng như tích cực vận động và tạo điều kiện cho tư nhân tham gia vào các hoạt động kiến tạo không gian sáng tác văn chương.

Ví dụ tỉnh Thái Bình không chỉ là “quê hương năm tấn” mà còn là một vùng đất văn học với truyền thống xem trọng chữ nghĩa được tiếp nối. Có danh nhân Lê Quý Đôn làm “trấn sơn chi bải” và có cả công trình “10 thế kỷ văn chương Thái Bình” quy mô, tỉnh Thái Bình còn cấp đất, hỗ trợ kinh phí để hình thành địa chỉ văn học “Bảo tàng tác phẩm hậu chiến tranh Minh Chuyên” rất hoành tráng.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.

Các nhà văn tham gia tọa đàm “Làm thế nào để có vùng đất văn học?” tại Khu du lịch Sao Mai tỉnh Phú Yên, đã đưa ra hai tiêu chí. Thứ nhất là vùng đất đánh thức cảm xúc tác giả. Thứ hai là vùng đất tạo điều kiện cho tác giả sáng tạo. Một vùng đất gây được thiện cảm với giới cầm bút, không sớm thì muộn, cũng sẽ trở thành một vùng đất văn học.

Trên thế giới có nhiều đô thị đã được công nhận là thành phố thi ca hoặc thành phố sách. Vì vậy, nghĩ đến và vun đắp những vùng đất văn học cũng là một thái độ cần thiết, để củng cố bản sắc văn hóa Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế sâu rộng và bền vững.

TUY HÒA
Tin khác
Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp
Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp

Biểu tượng thờ cúng của người Việt rất đa dạng và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh, được học giả Pháp Gustave Dumoutier biên soạn thành cuốn sách công phu.

Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh

Thành hoàng làng Đông La ở Thanh Miện, Hải Dương trở thành biểu tượng văn hóa và lịch sử trong diễn ca ‘Ngọc phả thành hoàng’ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Thu.

Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa
Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa

Lê Ký Thương, họa sĩ kiêm thi sĩ nổi tiếng, sau một thời gian đau ốm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 9h50’ ngày 14/2 tại TP.HCM, hưởng thọ 80 tuổi.

Phan Thị Vàng Anh kể chuyện cuộc đời lắm nỗi trớ trêu
Phan Thị Vàng Anh kể chuyện cuộc đời lắm nỗi trớ trêu

Phan Thị Vàng Anh sau nhiều năm vắng bóng trên văn đàn, đã tái ngộ công chúng bằng tập truyện ngắn có cái tên lắt léo ‘Chuyện nhà Tí (và chuyện nhiều nhà khác)’.

Nhà thơ Phạm Trung Tín góp bao trải nghiệm thành câu vô thường
Nhà thơ Phạm Trung Tín góp bao trải nghiệm thành câu vô thường

Nhà thơ Phạm Trung Tín đánh dấu hành trình bước vào tuổi thất thập cổ lai hy bằng cuốn sách 'Con chữ tấm lòng' ghi lại những kỷ niệm đường văn và bạn văn.

Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ
Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ

Ký ức biệt động Sài Gòn từng được đưa lên màn ảnh, bây giờ lại tái hiện trong truyện dài ‘Nụ hôn dưới vòm cây’ của tác giả Nguyễn Khắc Cường.

Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ
Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ

Châu Thành được đặt tên cho vùng đất nằm cạnh tỉnh lỵ, áp dụng hầu hết miền Tây Nam bộ, như một thói quen ngày xưa, như một kỷ niệm hôm nay.

Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người
Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người

‘Hồ Chí Minh - Người tin ở con người’ là tuyển thơ của tác giả Hải Như, được ấn hành nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay
Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay

Thơ Hồ Xuân Hương có sức ảnh hưởng to lớn đến mức ngoài phần thơ 'chính hiệu', còn trên trăm bài phổ biến trong dân gian cũng được 'tương truyền' là do bà sáng tác.

‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai
‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai

‘Đóa hoa sương núi’ của tác giả Tâm An được ra mắt sáng mồng ba Tết Ất Tỵ tại lễ hội Đường sách TP.HCM, chia sẻ cuộc sống những đứa trẻ dân tộc Raglai.

'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu
'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu

‘Tắt lửa lòng’ của nhà văn Nguyễn Công Hoan sau 90 năm xuất hiện trên sân khấu cải lương lại được đưa lên sân khấu kịch nói vào dịp Tết Ất Tỵ.

Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết
Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết

Khắp các khoảnh đất, dưới các bụi tre, bên đình đều có xới đáo của bọn trẻ con. Quần áo mới, túi rủng rẻng, mồ hôi, mồ kê bết tóc, hăng say và cay cú.