Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã quay trở lại quỹ đạo thông thường

Sơn Trang - Thứ Tư, 02/10/2024 , 18:02 (GMT+7)

Sau mấy năm không ổn định do ảnh hưởng của Covid-19, xung đột, lạm phát… xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang trở lại quỹ đạo thông thường.

Xuất khẩu tôm đạt gần 2,8 tỷ USD sau 9 tháng. Ảnh: Sơn Trang.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính trong quý III vừa rồi, xuất khẩu thủy sản đạt  2,76 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý vừa qua, nhiều mặt hàng chủ lực đã tăng trưởng mạnh về xuất khẩu như cá tra tăng 13,5%, tôm tăng 17,5%, cua ghẹ tăng 56%, nhuyễn thể có vỏ tăng 95% …

Như vậy, xuất khẩu thủy sản đều tăng trưởng so với cùng kỳ trong cả 3 quý đã qua và quý sau đạt kim ngạch cao hơn quý trước. Cụ thể, trong quý I, xuất khẩu thủy sản đạt gần 2 tỷ USD, tăng 7% so với quý I/2023. Trong quý II, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 2,4 tỷ USD, tăng 5% so với quý II/2023.

Đặc biệt, xuất khẩu có xu hướng tăng cao hơn trong nửa cuối năm. Điều này cho thấy, xuất khẩu thủy sản đã trở lại với quỹ đạo thông thường trước đây. Đó là xuất khẩu tăng trưởng ở mức độ bình thường trong nửa đầu năm, tăng tốc trong nửa cuối năm và đạt đỉnh trong quý III do nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh để phục vụ các dịp lễ tết cuối năm.

Năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam từng đạt mức kỷ lục 11 tỷ USD, nhưng xuất khẩu trong năm đó không theo quy luật thông thường khi tăng trưởng mạnh trong 9 tháng đầu năm, nhưng tới tháng 10, mức tăng trưởng lại gần như không đáng kể (tăng 2% so với tháng 10/2021), còn tháng 11 và tháng 12 lại giảm mạnh. Do đó, dù năm 2024 đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục nhưng vào những tháng cuối năm, các doanh nghiệp thủy sản lại mang không ít nỗi lo âu khi chuẩn bị bước vào năm 2023.

Thực tế cho thấy đà suy giảm cuối năm 2022 đã kéo dài cho tới tháng 10/2023, khiến cho kim ngạch xuất khẩu trong năm qua giảm mạnh so với mức đỉnh của năm 2022. Điều đó cho thấy, xuất khẩu thủy sản trong những năm gần đây không diễn biến theo quy luật thông thường do ảnh hưởng của Covid-19, xung đột vũ trang, lạm phát… Phải đến năm nay, khi các thị trường ổn định trở lại, xuất khẩu thủy sản mới có diễn biến thông thường như thời điểm trước dịch Covid-19.

Một ao nuôi cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: Sơn Trang.

Phần lớn những mặt hàng thủy sản chính đã có sự tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm nay. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023; cá tra đạt 1,46 tỷ USD, tăng 8%; cá ngừ đạt 715 triệu USD, tăng 16%; cua ghẹ đạt 227 triệu USD, tăng 66%; nhuyễn thể có vỏ đạt 145 triệu USD, tăng 47%.

Phấn lớn các thị trường chính của thủy sản Việt Nam cũng đang tăng trưởng trong năm nay. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), cho biết, 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản tới các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Anh, Canada đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 14%; Trung Quốc đạt 1 tỷ USD, tăng 16%; Nhật Bản 978 triệu USD, tăng 0,4%; Hàn Quốc 510 triệu USD, tăng 3%; Úc 215 triệu USD, tăng 9%; Anh 208 triệu USD, tăng 5%; Canada 175 triệu USD, tăng 32%…

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, với xu hướng phục hồi tiêu dùng tại các thị trường tiêu thụ lớn, dự kiến thủy sản của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2024

Riêng trong tháng 9, xuất khẩu thủy sản ước đạt 866 triệu USD, tăng 6,4% so với tháng 9/2023. Với sự tăng trưởng này, bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của VASEP nhận định, xuất khẩu thủy sản đang tiếp tục có những tín hiệu tích cực. Bà Lê Hằng dự báo, xuất khẩu thủy sản cả năm 2024 sẽ đạt được kết quả tốt hơn so với năm 2023 với kim ngạch dự kiến 9,5 tỷ USD, tăng 7%. Trong đó, xuất khẩu tôm ước đạt gần 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 2 tỷ USD, cá ngừ xấp xỉ 1 tỷ USD, mực, bạch tuộc khoảng 640 triệu USD, còn lại là các mặt hàng cá biển và hải sản khác.

Sơn Trang
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.