| Hotline: 0983.970.780

Ứng Hòa đạt 6/9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai 24/06/2019 , 09:00 (GMT+7)

Năm 2019, Ứng Hòa là huyện đăng ký số xã về đích NTM nhiều nhất thành phố với 7 xã gồm: Phù Lưu, Trầm Lộng, Sơn Công, Hòa Lâm, Vạn Thái, Lưu Hoàng và Quảng Phú Cầu.

21-41-55_don_kiem_tr_mo_hinh_nuoi_trong_thuy_sn_song_trong_o_ti_x_trm_long
Kiểm tra mô hình nuôi thủy sản ở xã Trầm Lộng, Ứng Hòa.

Vừa qua, Đoàn công tác của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 – 2020” tại huyện Ứng Hoà.

Triển khai thực hiện Chương trình số 02, đến nay, toàn huyện Ứng Hòa đã có 19/28 xã đạt chuẩn NTM. Trong số 9 xã chưa về đích, có 5 xã đã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, 3 xã đạt và cơ bản đạt 18 tiêu chí, còn 1 xã đạt và cơ bản đạt 17 tiêu chí.

Kết quả thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí “Huyện NTM”, đến nay, huyện Ứng Hoà đã có 6/9 tiêu chí đạt gồm: Quy hoạch; Thuỷ lợi; Điện; Sản xuất; An ninh trật tự xã hội; Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Còn 3 tiêu chí cơ bản đạt là: Giao thông; Y tế - Văn hoá – Giáo dục và Môi trường.

Mặc dù là huyện khó khăn, nhưng trong thời gian qua Ứng Hòa luôn chú trọng huy động nguồn lực cho xây dựng NTM. Theo đó, huyện ưu tiên đầu tư, nâng cấp và xây mới các công trình hạ tầng nông thôn ở các xã như: Bê tông và nhựa hóa 132,39km đường giao thông trục xã; 160,52km trục thôn và 427,9km đường ngõ xóm.

Về thủy lợi, từ năm 2016 đến nay, huyện đã bê tông hóa hơn 40 km đường trục nội đồng kết hợp kênh mương tưới tiêu, cơ bản đáp ứng yêu cầu về tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai.

Cũng từ năm 2016 đến nay, huyện đã đầu tư nâng cấp, cải tạo 9 trường trung học cơ sở, 5 trường tiểu học, 2 trường mầm non; xây mới 2 trường trung học cơ sở, 4 trường mầm non. Nhờ đó, đến nay, toàn huyện có 60/90 trường học đạt chuẩn quốc gia (tăng 24 trường so với đầu năm 2016), trong đó có 16 trường mầm non; 20 trường tiểu học, 24 trường trung học cơ sở.

Để việc xây dựng NTM đạt kết quả cao, huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn các biện pháp kỹ thuật, xây dựng các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng cơ giới hóa, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhất là lĩnh vực có thế mạnh là thuỷ sản, trồng cây ăn quả.

Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2018 đạt 37,1 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn 2,41%. Công tác an sinh xã hội được bảo đảm. Hầu hết các trạm y tế có bác sĩ. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 86,5%. 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh…

Phát biểu chỉ đạo, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM Hà Nội cho rằng, dù đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên, mức độ đạt các tiêu chí về cơ sở hạ tầng của địa phương còn thấp. Việc huy động nguồn lực cho xây dựng NTM chưa nhiều, chủ yếu vẫn phụ thuộc ngân sách đầu tư của thành phố.

"Để làm tốt hơn nữa, trong 6 tháng cuối năm 2019, huyện cần tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn NTM.

Tập trung nguồn lực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu có thêm 5 xã về đích trong năm 2019. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện và thế mạnh của địa phương.

Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đặc biệt, cần tăng cường các giải pháp khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi, ổn định sản xuất cho người chăn nuôi", ông Chí nhấn mạnh.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm