| Hotline: 0983.970.780

Vài lời gửi tới Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trước sự việc bán đảo Sơn Trà

Thứ Năm 08/06/2017 , 07:35 (GMT+7)

Giữ lấy đất trời thiên nhiên là điều quan trọng nhất. Qua báo NNVN, tôi muốn nêu vài ý kiến của mình, mong chuyển đến Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện trước sự việc quan trọng này.

17-13-15_nguyen_dinh_chu_cd
GS.NGND Nguyễn Đình Chú

Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) có ý nghĩa nhân sinh quan trọng. Trước ý kiến của ông Huỳnh Tấn Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, tôi thấy là người rất có lương tâm, dũng cảm, một nhân vật hiếm có trong đời sống hiện nay. Vì vậy, tôi không thể im lặng dẫu đã gần 90 tuổi, lâu nay việc đời tôi cũng chẳng muốn luận bàn.
 

Cơ sở nhận thức về triết học

Bộ VH-TT&DL cần có triết lý về văn hóa trong vấn đề đảo Sơn Trà. Cụ thể, tôi thấy có vấn đề rất lớn về mặt triết học giữa phương Đông và phương Tây cổ trung đại. Một bên phương Đông quan niệm tam tài “Thiên - Địa - Nhân”, con người sống trong trời che đất chở.

Thứ hai, “thiên nhân hợp nhất, thiên nhân tương dự”, thiên nhiên và con người hợp làm một, cùng tham dự vào nhau. Quan điểm của phương Đông cổ truyền là hạnh phúc của con người trần gian tất nhiên có hạnh phúc giữa con người với con người nhưng quan trọng hơn là hạnh phúc giữa con người được hòa nhập với trời đất với thiên nhiên, tự nhiên. Do đó con người không khai thác thiên nhiên một cách tận lực. Con người phương Đông có thể nghèo nhưng đứng về mặt trường kỳ sự sống của nhân loại mà nói thì chính phương án ấy bền vững hơn vì nó bớt được phá hoại môi trường.

Trong khi đó, phương Tây đi theo quan niệm khác, đó là quan niệm “con người là trung tâm của vũ trụ”, thiên nhiên đều là phương tiện sống của con người. Do đó con người với sức mạnh trí tuệ mà phương Tây đề cao đã khai thác, tận khai thiên nhiên. Vì thế, phương Tây trung đại giàu có hơn phương Đông trung đại.

Nhưng bây giờ mặt trái của tấm huân chương đã phát lộ rõ. Đó là phá hoại môi trường một cách khốc hại nhất. Thời nay, một số nhà triết học phương Tây đã nói đến “cơn hấp hối của phương Tây” rồi nói đến chuyện kêu gọi tìm về phương Đông cổ trung đại - tất nhiên không phải phương Đông hiện nay đã rất gần với phương Tây trong tận khai thiên nhiên.

GS.NGND Nguyễn Đình Chú, SN 1929, tại Nghệ An. Cán bộ giảng dạy khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội. Một trong những chuyên gia hàng đầu về Văn học Việt Nam.

Đứng về mặt triết lý nhân sinh vĩ mô nhất của nhân loại thì đó là triết lý cao cả nhất và có sự khác nhau giữa Đông - Tây. Tư tưởng này, ông Đỗ Cao Trí, quốc tịch Pháp gốc Trung Quốc, từng là Chủ tịch UNESCO của Liên Hợp Quốc trong một bản tham luận tại Hội thảo Việt Nam đã nói rõ. Ông Đỗ Cao Trí có lợi thế là hiểu triết lý Trung Quốc cổ đại, đồng thời cũng là người hiểu tình hình tư tưởng triết học phương Tây để từ đó đầu tư về vấn đề văn hóa của UNESCO.
 

Hãy nhìn lợi ích lâu dài

Còn trong văn thơ Việt Nam thời Lý Trần cũng thể hiện rõ. Không Lộ thiền sư trong “Ngôn hoài” đã nói: “Mảnh đất long xà chọn được nơi/ Thú chơi ngày tháng chẳng đầy vơi/ Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng/ Một tiếng kêu vang lạnh cả trời”. Khát vọng hòa nhập với trời đất là như thế.

Hoặc như Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài “Cảnh rừng Việt Bắc” đã viết: “Kháng chiến thành công ta trở lại/ Trăng xưa, hạc cũ, với xuân này”. Hồ Chí Minh cũng đã nói lên mơ ước của mình: “Riêng phần tôi, thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu…”. Vì thế, Hồ Chí Minh làm đến Chủ tịch nước mà chỉ ở nhà sàn, bên cạnh ao cá. Đấy là triết lý phương Đông. Bởi thế mà có người nói, Hồ Chí Minh là bậc hiền triết phương Đông. Tiếc là ngay ở phương Đông bây giờ nói chung, Việt Nam nói riêng đã bỏ rơi triết lý quan trọng bậc nhất này.

Trở lại vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay, sự việc cụ thể ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), rõ ràng những người tham gia quy hoạch chỉ thấy cái lợi vật chất, họ không thấy được vấn đề bảo vệ môi trường quan trọng như thế nào. Tất nhiên gần đây có nói đến vấn đề môi trường nhưng cơ sở triết học trước vấn đề nhận thức về môi trường chưa có gì cả. Vấn đề môi trường phải được nhìn nhận vững chắc trên cơ sở triết lý phương Đông chứ không phải nhìn nhận một cách bình thường, tầm thường. Đừng vì lợi ích trước mắt mà hại đến lợi ích lâu dài.

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm