Dự án 'Phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030', là dự án quy mô lớn và phát triển bền vững.
Phát triển chăn nuôi bò cho người dân theo hướng bền vững
Từ năm 2021, UBND tỉnh Sóc Trăng đã phê duyệt Dự án “Phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030”, với tổng kinh phí trên 2.000 tỷ đồng. Dự án được thực hiện tại các huyện: Trần Đề, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Châu Thành và TP. Sóc Trăng. Đây được xem là dự án chăn nuôi bò quy mô lớn theo hướng bền vững ở khu vực ĐBSCL.
Đươc sự hỗ trợ từ dự án, Ông Sơn Đức tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên đã đầu tư xậy dựng trang trại bò sữa hơn 20.000m2, trang trại của ông có vị trí cách xa khu dân cư, xung quanh là cánh đồng cỏ được trồng để cung cấp thức ăn cho bò. Với hàng chục con bò sữa hiện tại mỗi tháng mang lại thu nhập cho gia đình ông Đức khoảng 40 triệu đồng.
Phát biểu Ông SƠN ĐỨC – Xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng: “Từ khi tôi chuyển qua nuôi bò sữa tôi thấy kinh tế tôi khá hơn. Từ sự hỗ trợ của dự án giúp tôi có thêm kinh phí để mở rộng mô hình…”
Phát biểu Ông TRƯƠNG TẤN LÂM – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng: “Về hỗ trợ của Ban dự án đàn bò tỉnh cho con vống, vay ngân hàng chính sách mua bò sữa. Tạo điều kiện cho bà con phát triển đàn bò tại địa phương…”
Tại huyện Mỹ Xuyên, từ sự hỗ trợ của dự án đến nay tổng đàn bò thịt của huyện đạt trên 14.000 con, tổng đàn bò sữa trên 1.300 con; trong đó, tỷ lệ bò cao sản trên 40%, hiện đàn bò thịt và bò sữa ở địa phương đang có xu hướng tăng dầ,. Trong thời gian tới, huyện có kế hoạch phát triển chăn nuôi bò nhỏ lẻ sang quy mô trang trại lớn để thích ứng theo tình hình hiện tại.
Phát biểu Ông TĂNG THANH TRÍ - Phó Trưởng phòng, Phòng NN-PTNT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng: “Mô hình chăn nuôi bò sữa được đanh giá là rất hiệu quả, với 1 con bò sữa 1 ngày cho thu nhập khoảng 100.000 đồng, huyện đánh giá đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế..”
Qua hơn 3 năm triển khai, đến nay Dự án “Phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” đã giúp hàng ngàn hộ dân thoát nghèo. Ưu điểm của mô hình là tận dụng được nguồn phụ phẩm rơm rạ trong nông nghiệp phục vụ chăn nuôi, giảm chi phí thức ăn, xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế gây ảnh hưởng môi trường. Từ đó góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tạo ra kinh tế ổn định cho bà con.