Quy hoạch xây dựng khu chăn nuôi bò tập trung ở huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững.
Phát triển chăn nuôi bò theo hướng bền vững ở Quảng Điền
MC: Để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, thời gian gần đây chính quyền địa phương huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã quy hoạch, xây dựng các khu chăn nuôi tập trung xa dân cư. Phương thức chăn nuôi này không chỉ phát huy tối đa hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà còn góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng nông thôn.
Trước đây, đa số người dân các xã vùng nông thôn huyện Quảng Điền chỉ quen với cách chăn nuôi truyền thống, diện tích hẹp, không hiệu quả lại ảnh hưởng đến môi trường. Nhận thức được những tác hại đến môi trường nếu chăn nuôi theo phương thức truyền thống, nên ngay sau khi tham gia mô hình chăn nuôi tập trung, ông Phạm Văn Tĩnh ở xã Quảng Thọ đã đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò đạt tiêu chuẩn. Hiện nay, mô hình có hơn 10 con bò, bước đầu mang lại nhiều lợi ích rõ rệt cho gia đình.
PV: Ông PHẠM VĂN TĨNH, Chủ cơ sở chăn nuôi tập trung ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
(Mình đưa đàn bò ra khỏi khu dân cư, mình làm để mình sau này là mình có thể là nâng đàn bò lên. Thế là bây giờ mời con sau 15 hai chục con và mình tận dụng đất của địa phương mình lại có những vùng đất là khô cằn nó rồi. Mình tận dụng bên trồng cỏ để mình làm thức ăn chính cho nó và tận dụng rơm của đồng ruộng mình thì trong đó là mình tận dụng để mình đưa đàn gia súc lên)
PV: Bà Trần Thị Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Điền.
(Huyện Quảng Điền đã triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi bò và tập trung thực hiện ở tại xã Quảng Thọ và xã Quảng Vinh với mục tiêu là nhằm tạo ra cái đàn bò thịt chất lượng cao)
Tại xã Quảng Thọ, thời gian qua, việc chăn nuôi gia súc theo quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình đã làm công tác kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, tình trạng ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư ngày càng nghiêm trọng. Việc xây dựng các khu chăn nuôi tập trung được kỳ vọng mở ra hướng mới trong chăn nuôi, đảm bảo môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
PV: Ông Phạm Văn Tĩnh, chủ cơ sở chăn nuôi tập trung ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
(Ra ở đây là có một cái thoải mái là không dính dáng gì thiên hạ hết. Cũng không nhớp đường làng, ngõ xóm)
PV: Bà Dương Thị Kim Oanh, cán bộ kỹ thuật Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Điền.
(Trung tâm muốn xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật máy móc, cơ giới hoá từ rơm cuộn để sau khi xay nhuyễn thì phối trộn làm thức ăn cho bò. Nhất là vào mùa đông, Thừa Thiên – Huế thường xuyên xảy ra ngập lụt, lượng thức ăn trên đồng cỏ bị hạn chế).
Thực hiện đề án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023- 2025, kết hợp hoàn thành tiêu chí thứ 13 trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, thời gian qua, huyện Quảng Điền đã có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình một số xã trên địa bàn huyện xây dựng các trang trại tại các khu chăn nuôi tập trung. Người dân tham gia mô hình không chỉ được hỗ trợ chi phí xây dựng trang trại tại khu chăn nuôi tập trung mà còn được hướng dẫn sử dụng cơ giới hóa vào các khâu trong chăn nuôi vỗ béo bò như dùng rơm cuộn, máy phối trộn thức ăn, tận dụng cỏ tươi làm thức ăn cho bò...
PV: Ông Trần Kìm, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
(Thời gian tới, trên cơ sở hướng dẫn của huyện, xã cũng tiếp tục tuyên truyền vận động người dân chăn nuôi tại các khu chăn nuôi tập trung, hướng đến mô hình chăn nuôi an toàn, đảm bảo sinh học”).
Thời gian qua, chăn nuôi gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò đã được nhiều người dân trên địa bàn huyện Quảng Điền lựa chọn để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do tính chất manh mún, nhỏ lẻ theo tập quán chăn nuôi truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, đảm bảo môi trường. Việc quy hoạch xây dựng các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của chính quyền địa phương ở xã Quảng Thọ mở ra một hướng đi mới, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến phát triển chăn nuôi mang tính bền vững cho người dân địa phương.