Sâm Lai Châu là loài thảo dược quý hiếm hiện đang được bà con đồng bào dân tộc huyện Mường Tè chung tay bảo tồn.
Khu vườn bảo tồn cây giống của loài thảo dược quý hiếm bậc nhất Lai Châu
Nằm trên dãy núi Pu Si Lung thuộc địa phận xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Khí hậu quanh năm mát mẻ là điều kiện tuyệt với để phát triển vườn quý hiếm với mục đích bảo tồn giống thảo dược quý hiếm này.
Ông NGUYỄN ANH TUẤN Chủ tịch Hiệp hội Sâm Lai Châu
Vườn này là vườn đầu dòng, bà con di thực ở trong rừng ra rất quan trọng. Mình giờ đây cùng nhau bảo tồn giữ cây giống, cái nguồn gốc gen của sâm Lai Châu
Khu vườn có quy mô 4.800 gốc sâm bố mẹ với tuổi đời trên dưới 30 năm đang có mức giá từ 100 – 300 triệu đồng mỗi kg. Nếu được chăm sóc kĩ lưỡng, cây cho thu hạt rồi từ đó đem hạt đi nhân giống mở rộng diện tích nhiều hơn.
Cũng như nhiều bà con dân tộc nơi đây, ông Pùng Khù Xá từ xưa đã có tập quán khai thác các sản phẩm từ rừng trong đó có cây sâm. Giờ đây khi được tuyên truyền để tự tay vun trồng chăm sóc những mầm cây quý này, nhận thức về giá trị của cây sâm trong ông đã thay đổi hoàn toàn.
Ông PÙNG KHÙ XÁ, Xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
Trước lên rừng toàn tìm sâm đem bán lấy tiền thôi giờ biết rồi. Cũng có bảo bà con lên rừng mà tìm thấy sâm thì phải mang về đây bảo tồn. Các anh còn phát hạt mang về vườn nhà trồng được mấy năm rồi. Mà công ty khuyến cáo không nên bán cây non, giữ củ càng già càng tốt. Hiệp hội còn trả lương cho nên đời sống nhà tôi cũng đỡ khổ hơn.
7 năm qua, cả hiệp hội sâm Lai Châu và bà con đã tốn rất nhiều công sức để phát triển vườn sâm 1Ha này với hơn 60.000 cây
Ông NGUYỄN ANH TUẤN Chủ tịch Hiệp hội Sâm Lai Châu
1 vạn hạt sau 10 năm chỉ được 5.000 cây nhưng khi có hiệp hội kết hợp khoa học kĩ thuật thì khác. Khoa học kĩ thuât ở đây không phải là chất kích thích gì mà để nghiên cứu cách chống thối củ rồi chăm sóc như nào cho nhanh ra hạt nhiều và để phát triển cây bền vững
Ông HÀ TRỌNG HẢI, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu
Hiện Lai Châu đang tập trung rà soát, khảo sát đánh giá vùng trồng để xây dựng bản đồ thích ứng sâm Lai Châu để định hướng phát triển, thu hút đầu tư tạo thành sản phẩm chủ lực trong tương lai
Ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển, chủ yếu là bà con dân tộc sinh sống. Dù còn gặp không ít khó khăn nhưng việc bảo tồn và phát triển sâm Lai Châu tại những khu vực này sẽ là hướng phát triển kinh tế, đem lại sinh kế và khát vọng vươn lên của bà con.