Tỉnh Sóc Trăng có sáng kiến thành lập các tổ đồng quản lý bảo vệ rừng ngập mặn. Hộ nhận khoán rừng được phép sử dụng 30% mặt nước để nuôi trồng thủy sản và được hưởng một phần sản phẩm trên đất rừng nhận khoán.
Bảo vệ và phát triển rừng trước thách thức của biến đổi khí hậu
CLIP 1“Phát huy vai trò của các Vườn Quốc gia trong phát triển du lịch sinh thái”
Hiện nay, vùng ĐBSCL đang có các Vườn Quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau, VQG U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau), VQG U Minh Thượng, VQG Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và VQG Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp).
Các Vườn Quốc gia đóng góp quan trọng trong bảo vệ tính nguyên vẹn của hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục môi trường, nghiên cứu khoa học. Đồng thời, góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện đời sống nhân dân vùng đệm, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh – quốc phòng.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ nằm ở phía tây tỉnh Cà Mau, trong địa giới hành chính của 4 xã thuộc 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời. Là Khu dự trữ sinh quyển quy mô lớn, Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích của rừng lên đến 8.527 ha, nổi tiếng với thảm thực vật xanh, hệ sinh thái đa dạng và cảnh sắc thiên nhiên độc đáo.
Còn tại Kiên Giang, Vườn Quốc gia U Minh Thượng nằm trong hệ thống Khu dự trữ sinh quyển thế giới, đến đây du khách có dịp khám phá hệ sinh thái rừng nhiệt đới ngập nước, đầm lầy than bùn còn lại ở Việt Nam thuộc loại hiếm trên thế giới. Với các đặc thù của thiên nhiên ngập nước, trong mùa mưa không chỉ đi lại bằng xuồng trên các kênh rạch mà còn có thể luồn lách, len lỏi trong các khu rừng, càng đi sâu vào trong, du khách càng khám phá ra những điều bí ẩn của rừng tràm. Đặc biệt, khi vào mùa tràm nở hoa thì toàn bộ khu rừng ngan ngát mùi hương tràm.
Đến với Vườn Quốc gia U Minh Thượng, du khách sẽ được khám phá rừng tràm hoang sơ, khu sân chim, máng dơi, hệ sinh thái đầm lầy đất ngập nước kết hợp quan sát động vật hoang dã ban đêm, khám phá các sinh cảnh đầm lầy, tham quan nơi phân bố, kiếm ăn của nhiều loài chim nước theo mùa. Đây cũng là nơi nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng Tràm úng phèn trên đất than bùn, nơi duy nhất ở Việt Nam có hệ sinh thái này.
MC: Kính thưa quý vị và bà con!
Các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL có hệ sinh thái rừng rất phong phú, mà tiêu biểu là rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm ngập nước thường niên. Hệ thống rừng này không chỉ là lá phổi xanh, bảo tồn tính đa dạng sinh học, mà còn có vai trò quan trọng trong việc che chắn sóng, chống sạt lở đê điều, đều tiết khí hậu và nguồn nước, bảo vệ sản xuất và đời sống dân sinh.
Hệ thống rừng ở ĐBSCL chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, rừng sản xuất chiếm tỷ lệ rất thấp. Các địa phương đã giao cho các chủ thể để quản lý, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Công tác bảo vệ rừng hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức đối với chủ rừng và lực lượng chức năng, do tác động của biến đổi khí hậu, sạt lở gây mất rừng, nắng hạn gây cháy rừng, lấn chiếm đất rừng, chặt phá rừng và vào rừng săn bắt trái phép.
Để bảo vệ và phát triển rừng, ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, làm kè chống sạt lở, trồng và phục hồi rừng, đầu tư trang thiết bị phòng chống cháy, các địa phương còn có cách làm hay như giao khoán rừng cho các cá nhân, tổ chức, cho thuê môi trường rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng, phát triển sinh kế dưới tán rừng...
Phóng sự sau sẽ cho ta thấy rõ hơn về tầm quan trọng của hệ thống rừng phòng hộ ven biển và cách giữ rừng hiệu quả thông qua việc giao khoán diện tích rừng cho các hộ dân bảo vệ, kết hợp với nuôi thủy sản dưới tán rừng.
CLIP 2 “Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, kết hợp với nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng”
Vùng ven biển ĐBSCL có diện tích rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn) hơn 73.000ha, chiếm trên 50% diện tích rừng ngập mặn của cả nước. Rừng phòng hộ ven biển được xem là bức tường xanh, là công cụ hữu hiệu giúp giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, rừng phòng hộ ven biển còn đem lại lợi ích kinh tế và hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân.
Rừng phòng hộ ven biển ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống đê biển, đê cửa sông ven biển, bờ bao, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu và con người, diện tích rừng phòng hộ ven biển đã và đang bị suy giảm về diện tích cũng như chất lượng.
Trước thực trạng trên, nhiều địa phương đã triển khai chính sách giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, đã mang lại lợi ích kép, vừa tăng hiệu quả bảo vệ rừng, vừa giúp người dân phát triển ổn định sinh kế dưới tán rừng. Theo đó, các hộ nhận khoán rừng được phép sử dụng 30% mặt nước để nuôi trồng thủy sản và được hưởng một phần sản phẩm trên đất rừng nhận khoán.
Đối tượng thủy sản được các hộ nhận khoán rừng phòng hộ ven biển chủ yếu là tôm nước lợ, cua biển, sò huyết… với hình thức nuôi gắn với bảo vệ rừng và trồng rừng ngập mặn, quan tâm đến tăng trưởng nguồn các bon xanh, phù hợp với xu thế phát triển xanh trên thế giới.
Đây là hình thức nuôi sinh thái, chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, hạn chế chất thải phát sinh, chi phí đầu tư thấp, đem lại thu nhập khá cao cho nông dân. Ngoài ra, mô hình còn mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý bảo vệ rừng, giúp duy trì độ che phủ rừng, chống sạt lở, tăng khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu.
MC: Thưa quý vị và bà con!
Như quý vị vừa theo dõi, rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, là lá chắn xanh bảo vệ đời sống dân sinh, cung cấp các loại lâm sản và là môi trường lý tưởng để phát triển kinh tế, khai thác du lịch sinh thái…
Để thảo luận sâu hơn về việc bảo vệ, phát triển rừng bền vững, nâng cao giá trị của rừng trong đời sống hiện nay, Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Bảo vệ và phát triển rừng trước thách thức của biến đổi khí hậu”.
Tham dự Tọa đàm có 2 vị khách mời:
1/ Ông TRẦN TRỌNG KHIÊM, Phó Giám Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng.
2/ Ông LÊ THANH DŨNG, Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.
Xin cảm ơn Trần Trọng Khiêm và ông Lê Thanh Dũng đã tham gia chương trình tọa đàm ngày hôm nay.
Sóc Trăng là tỉnh ven biển vùng ĐBSCL, với địa hình có hơn 70 km bờ biển, nên rừng có vai trò rất quan trọng, nhất là rừng phòng hộ đối với môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thưa ông Trần Trọng Khiêm, xin ông cho biết hiện nay tỉnh Sóc Trăng đang có diện tích rừng và được giao cho các chủ thể quản lý như thế nào?
Trả lời: Ông TRẦN TRỌNG KHIÊM, Phó Giám Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng.
MC: Được biết, phần lớn diện tích rừng của tỉnh Sóc Trăng hiện nay là rừng phòng hộ ven biển. Trong khi đó, rừng ngập mặn ven biển hiện nay ở ĐBSCL đang chịu tác động rất lớn do biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra tình trạng sạt lở, đai rừng mỏng dần, thậm chí nhiều nơi đã bị sóng đánh mất rừng phòng hộ.
Xin ông Trần Trọng Khiêm cho biết về thực trạng và giải pháp bảo vệ, phát triển rừng của tỉnh?
Trả lời: Ông TRẦN TRỌNG KHIÊM, Phó Giám Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng.
MC: Tại Cà Mau hiện có 2 Vườn quốc gia là Vườn quốc gia U Minh Hạ và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Trong đó, Vườn quốc gia U Minh Hạ là khu vực bảo tồn đất ngập nước, với hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn điển hình của vùng ĐBSCL. Đồng thời, đây cũng là một trong những khu vực được UNESCO công nhận là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau.
Xin mời ông Lê Thanh Dũng chia sẻ về những đặc trưng của Vườn quốc gia U Minh Hạ ?
Trả lời Ông LÊ THANH DŨNG, Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.
MC: Biến đổi khí hậu đang gây ra những hình thái thời tiết cực đoan, mưa lớn gây ngập lụt cây rừng khó phát triển hoặc nắng hạn kéo dài, nhất là những năm thời tiết khô hạn gay gắt, thiếu nước ngọt trầm trọng, dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Vườn quốc gia U Minh Hạ đã có giải pháp gì để bảo vệ và phát triển rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, thưa ông Lê Thanh Dũng?
Trả lời Ông LÊ THANH DŨNG, Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.
MC: Bên cạnh vai trò quản lý của cơ quan chuyên môn, nhiều năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thành lập và phát huy tốt vai trò của các tổ quản lý, bảo vệ rừng tại từng địa phương. Đây được xem là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ ven biển của tỉnh.
Thưa ông Trần Trọng Khiêm, xin ông hãy chia sẻ về cách bảo rừng hiệu quả này?
Trả lời: Ông TRẦN TRỌNG KHIÊM, Phó Giám Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng.
MC: Hiện nay, chủ trương cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học, bảo tồn tài nguyên rừng kết hợp với làm kinh tế dưới tán rừng… được coi là phải pháp bảo vệ, phát triển rừng bền vững.
Tại Vườn quốc gia U Minh Hạ, chủ trương này đang được triên khai như thế nào?
Trả lời Ông LÊ THANH DŨNG, Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.
MC: Bảo tồn sự đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia U Minh Hạ là bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn điển hình của vùng ĐBSCL, mà trọng tâm là bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử, phục hồi, duy trì và phát triển độ che phủ thảm thực vật. Tuy nhiên, bảo tồn không có nghĩa là “cấm cửa, khép kín” mà phương châm hiện nay là “bảo tồn để phát triển và phát triển để có điều kiện bảo tồn tốt hơn”.
Vậy, Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã, đang và sẽ định hướng phát triển kinh tế rừng, đảm bảo cuộc sống của cộng đồng dân cư sống xung quanh vườn, để họ có điều kiện nâng cao thu nhập, tránh những tác động tiêu cực vào rừng.
Trả lời Ông LÊ THANH DŨNG, Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.
MC: Là tỉnh có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm nước lợ, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 200.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản lên đến 1 tỷ USD/năm. Trong đó, rừng phòng hộ ven biển là môi trường rất lý tưởng để phát triên mô hình nuôi tôm – rừng, mang lại giá trị kinh tế cao.
Tỉnh Sóc Trăng đã triển khai chính sách này như thế nào, để người dân vừa có thể tham gia bảo vệ rừng thông qua việc nhận giao khoán diện tích rừng, vừa có thể phát triển kinh tế dưới tán rừng hiệu quả.
Trả lời: Ông TRẦN TRỌNG KHIÊM, Phó Giám Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng.
MC: Ngoài bảo vệ, chăm sóc, phát triển những khu rừng tự nhiên, trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, hiện các địa phương còn đầu tư nguồn lực để trồng cây phân tán theo Đề án 1 tỷ cây xanh của Chính phủ.
Vậy tỉnh Sóc Trăng tham gia đề án nay như thế nào, thưa ông Trần Trọng Khiêm?
Trả lời: Ông TRẦN TRỌNG KHIÊM, Phó Giám Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng.
Thưa quý vị và bà con!
MC: Rừng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người cũng như môi trường: Rừng là kho lưu trữ carbon, tạo ra oxy, điều tiết nguồn nước, nơi bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, là môi trường cư trú của các loài động vật, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống và bảo vệ thành quả lao động của con người.
Bên cạnh tác động của con người thì chính rừng cũng đang chịu sự tác động của biến đổi khí hậu, gây mất rừng nên cần có các giải pháp phục hồi, bảo vệ hiệu quả để rừng phát triển bền vững.
Một lần nữa xin cảm ơn 2 vị khách mời đã dành thời gian cho chương trình tọa đàm ngày hôm nay.
Xin cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi, xin kính chào và hẹn gặp lại.