Cơ giới hóa, tự động hóa góp phần không nhỏ thúc đẩy chăn nuôi phát triển nhanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
Chăn nuôi Việt Nam đang có sự phát triển tương đối nhanh. Theo Cục Chăn nuôi, giai đoạn 2010-2021, sản lượng thịt các loại tăng 1,7 lần, trứng tăng 2,7 lần, sữa tươi tăng 4 lần, qua đó cơ bản đáp ứng nhu cầu của gần 100 triệu người dân và hàng triệu lượt khách du lịch quốc tế mỗi năm.
Trong sự tăng trưởng ấn tượng ấy của ngành chăn nuôi, có yếu tố quan trọng từ việc đầu tư, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, nhất là ở khu vực chăn nuôi công nghiệp. Nhờ vậy, nhiều cơ sở chăn nuôi không chỉ giảm mạnh chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng mà còn đáp ứng tốt yêu cầu an toàn dịch bệnh để cung cấp sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.
Việc đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa sẽ giúp cho ngành chăn nuôi gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
1.Việc áp dụng cơ giới hóa, tự động hóađã góp phần làm thay đổi ngành chăn nuôi Đồng Nai như thế nào trong hàng chục năm qua?
2.Đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa sẽ giúp cho ngành chăn nuôi gia tăng khả năng cạnh tranh ra sao trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào kinh thế thế giới?
3.Để thúc đẩy cơ giới hóa trong chăn nuôi, thì người chăn nuôi, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ, cần được hỗ trợ những gì từ các chính sách của nhà nước?
Câu hỏi cho ông Lê Văn Quyết
1.Là một người có thâm niên nuôi gà công nghiệp hàng chục năm, theo ông, cơ giới hóa đã thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi gà công nghiệp ra sao?
2.Các trang trại gà của Long Thành Phát đều được đầu tư công nghệ hiện đại với mức độ cơ giới hóa, tự động hóa rất cao. Điều này đã giúp được gì cho Hợp tác xã trong việc giảm chi phí, tăng năng suất, đảm bảo an toàn dịch bệnh và tham gia vào thị trường xuất khẩu?
3.Di dời hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi là một chủ trương lớn của tỉnh Đồng Nai để bảo vệ môi trường. Ông có kiến nghị gì về lộ trình thực hiện chủ trương này cũng như chính sách để các cơ sở, nhất là những cơ sở đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị có thể dichuyển tới nơi được phép chăn nuôi một cách thuận lợi, dễ dàng và sớm bắt tay vào chăn nuôi trở lại?