Tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Di truyền Nông nghiệp, nhiều công nghệ sinh học mới được giới thiệu, kỳ vọng sẽ góp phần phát triển Nông nghiệp Việt Nam tương lai.
Công nghệ sinh học là nền móng lâu dài cho nông nghiệp Viêt Nam
Tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Di truyền Nông nghiệp, nhiều công nghệ sinh học được giới thiệu, kỳ vọng sẽ góp phần phát triển Nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.
10/10/2024 có ý nghĩa quan trọng đánh dấu mốc 40 năm hình thành và phát triển Viện Di truyền nông nghiệp. Nhiều gian hàng trưng bày sản phẩm áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong di truyền và công nghệ sinh học như giống khoai tây MZT, cây lâm nghiệp như bạch đàn, dược liệu quý như sâm ngọc linh ….
Theo PGS.TS Lê Hồng Lĩnh, Viện Di truyền Nông nghiệp, trong những cây dược liệu nhất là những câu lâu năm có hàm lượng chất vô cùng quý, chúng ta không thể trồng mấy chục năm, vài trăm năm để thu hoạch sản phẩm, nhưng nhờ tế bào gốc của cây và áp dụng công nghệ để nuôi cấy thu các tế bào gốc thực vật đó để nuôi trồng sản xuất dòng tế bào để có hoạt chất dược liệu quý, phục vụ cho sản xuất thực phẩm chức năng
PGS.TS LÊ HỒNG LĨNH
Viện Di truyền Nông nghiệp
Chúng tôi đang sử dụng công nghệ tế bào gốc thực vật hay có thể gọi là nhân sinh khối, để có thể sản xuất sâm mà không cần đồng ruộng, sản xuất công nghiệp. với công nghệ này, chúng tôi chỉ cần 2 đến 3 tháng là có thể thu hoạch được sâm tươi làm nguyên liệu cho dược liệu.
Theo GS.TS Đỗ Năng Vịnh, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, bên cạnh việc nghiên cứu khoa học công nghệ thì việc đào tạo hỗ trợ nông dân, tạo thành tổ hợp nông nghiệp là rất cần thiết, khi đó công nghệ sẽ được nhân bản nhanh chóng, người nông dân không chỉ tham gia vào chuyển giao công nghệ mà còn đóng góp ý kiến cho nhà khoa học để đưa ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
GS.TS ĐỖ NĂNG VỊNH
Nguyễn Phó Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp
Việc chuyển gia công nghệ thành công là nhờ vào các nông dân tiên tiến. Tư tưởng phát triển công nghiệp và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, cho các dự án lớn của quốc gia là cần thiết để tạo ra một đất nước đẹp, nhiều hoa, nhiều cây.
Anh TRẦN VĂN QUANG
Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Khi mình áp dụng khoa học công nghệ thì thứ nhất là thời gian nó ít lại, trước đây 15 năm mình thu hoạch thì giờ là 10 năm, thứ hai là cây nó khỏe, ít bệnh tật.
Theo GS.TS Phạm Xuân Hội, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, những năm qua, Viện đã ứng dụng các nghiên cứu khoa học từ phòng thí nghiệm đến đồng ruộng được đông đảo người nông dân đón nhận, với công nghệ giải mã gen viện đã ứng dụng giải mã 636 mã gen giống lúa bản đia của Việt Nam, từ đó giúp tạo giống lúa chịu hạn, chống bạc lá, sâu bệnh…
GS.TS PHẠM XUÂN HỘI
Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp
Trải qua 40 năm hình thành và phát triển, Viện Di truyền nông nghiệp đã khẳng định được vị trí tiên phong trong các trung tâm nghiên cứu. Trong thời gian tới, Với sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, người lao động, Viện sẽ phát huy tinh thần đoàn kết và những thế mạnh săn có, để xây dựng viện ngày càng vững mạnh.
Với những thành quả trong 40 năm qua, Viện DTNN đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng về KH-CN. Nhân dịp 40 năm thành lập, Viện đã vinh dự được Bộ NN-PTNT trao tặng thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 1984-2024.