Anh Trần Văn Quang (huyện Kim Sơn) làm mô hình nuôi lươn sinh sản, thương phẩm với giá bán 150.000 đồng/kg, mỗi vụ bán được hơn 3 tấn lươn, thu về cả nửa tỷ đồng.
Sau nhiều năm lao động ở Hàn Quốc và làm phiên dịch cho một công ty nước ngoài, khi trở về nước với mức lương mà nhiều người hằng ao ước, anh Trần Văn Quang, xóm Phụ Cấp, xã Kim Mỹ, Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã có quyết định khiến cả gia đình ngỡ ngàng khi nghỉ việc và về quê đầu tư nuôi lươn không bùn. Sau nhiều năm học hỏi kinh nghiệm, đến năm 2021, anh Quang bắt tay vào xây trang trại nuôi lươn không bùn với tổng diện tích 3.600 m2.
Anh TRẦN VĂN QUANG Xóm Phụ Cấp, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Cơ duyên đến với lươn không bùn xuất phát từ đam mê, gắn bó của bản thân từ lúc nhỏ. Do cũng nhìn thấy ngoài tự nhiên lươn đang khan hiếm, nhu cầu thị trường thì cần thực phẩm sạch, cung ứng liên tục. Nhận thấy nhu cầu cao nên mới quyết định đầu tư con lươn này.
Trang trại lươn của anh Quang có 5 phân khu: xử lý nước; nuôi lươn sinh sản; ương giống; nuôi lươn thương phẩm và sơ chế, đóng gói. Tất cả các phân khu và công đoạn nuôi đều có camera giám sát và các thiết bị hiện đại, điều khiển hoàn toàn tự động bằng điện thoại thông minh. Trong đó, yếu tố nguồn nước là hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại của quá trình nuôi.
Anh TRẦN VĂN QUANG Xóm Phụ Cấp, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Nước trước khi được đưa vào ao nuôi sẽ bơm qua ao lắng (gọi là công đoạn nuôi nước) xử lý sát khuẩn nguồn nước bằng vi sinh trước khi bơm vào khu nuôi. Bên cạnh đó, anh sử dụng rong đuôi chồn và bồng bồng tạo thành lớp lưới lọc tự nhiên, lọc nước, làm trong nước.
Không chỉ nuôi lươn thương phẩm, anh Quang còn mua lươn bố mẹ về nuôi và tự ấp nở lươn giống. Bể nuôi được thiết kế theo hình thức cấp nước xả tràn để duy trì mực nước phù hợp, vì nếu mực nước liên tục thay đổi thì lươn cũng sẽ ăn trứng. Ngoài ra, khu nuôi được xây dựng mái che để xé nhỏ hạt mưa, không tác động mạnh đến lươn. Khu nuôi lươn sinh sản của anh Quang có diện tích 350 m2 thiết kế thành 10 bể. Đến nay, trang trại đã ấp nở thành công được 6 vạn lươn giống.
Anh TRẦN VĂN QUANG Xóm Phụ Cấp, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Nhìn chung mà nói, đối với lươn sinh sản thì phải sống trong môi trường đất như ngoài tự nhiên, không thể để nó ơr trong bể nuôi xi măng. Để đẻ được phải thả xuống đất, cấy lúa, bèo bồng, làm mái che để tạo môi trường phù hợp nhất cho con lươn phát triển và sinh đẻ.
Theo anh Quang, lươn từ khi nhận giống 500-600 con /kg phải nuôi 1 năm mới thu hoạch. Lươn trung bình 200gam/con là có thể xuất bán. Trong năm đầu tiên anh Quang đã bán được hơn 3 tấn lươn. Còn 25 bể thương phẩm, anh gối đầu nhau, đảm bảo thu 3-5 bể/lần, nên lúc nào cũng có lươn bán, nguồn thu để quay vòng chi phí. Hiện, lươn đang bán với giá 140-150.000 đồng/kg.