Dù đối mặt với thiên tai và thị trường biến động, nhưng nông dân ở làng nghề hoa giấy Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội vẫn cần mẫn, dùng điện thoại di động để lan tỏa vẻ đẹp của hoa giấy đi khắp mọi miền đất nước.
Thôn Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội – nơi được biết đến là làng nghề hoa giấy nổi tiếng. Bên những khóm hoa rực rỡ sắc màu, người dân nơi đây đang tất bật, gấp rút chuẩn bị cho vụ hoa lớn trong năm.Một ngày mới của chị Hoàng Thị Thu, chủ nhà vườn Hằng Thu, bắt đầu bằng những tiếng chuông điện thoại liên tục reo. Với quy mô 8 mẫu, nhà vườn của chị cung cấp đa dạng các loại hoa giấy từ cây giống, bonsai uốn thế đến cây công trình. Chị Thu chia sẻ, dịp giáp Tết là thời điểm bận rộn nhất khi lượng khách lẻ tăng mạnh, bên cạnh các đơn hàng mua buôn lớn.PV Chị Hoàng Thị Thu - thôn Phù Đổng 2, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội“Trước đây, tôi đã sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm. Chỉ cần một chiếc điện thoại, tôi có thể đăng hình ảnh thực tế lên Facebook, Zalo để khách hàng theo dõi và đặt mua. Chúng tôi còn hỗ trợ gọi video để khách ở xa chọn cây, rất tiện lợi.”
Làng hoa giấy Phù Đổng có truyền thống gần 20 năm, với hơn 500 hộ trồng hoa, tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương. Hoa giấy ở đây có ưu điểm dễ chăm sóc, ra hoa quanh năm với màu sắc phong phú như hồng, tím, đỏ, trắng, vàng. Đặc biệt, trong phong thủy, hoa giấy được coi là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng, nên rất được ưa chuộng vào dịp Tết.Tuy nhiên, năm nay, làng nghề phải đối mặt với nhiều bất lợi khi hoa rớt giá 1 nửa so với mọi năm. Cùng với đó, cơn bão Yagi hồi tháng 9 đã khiến toàn xã thiệt hại hàng tỷ đồng. Riêng nhà vườn Hằng Thu mất từ 300-500 triệu đồng. Để kịp phục hồi cho mùa Tết, người dân cần cù tận dụng các gốc hoa cũ, tăng giờ làm và tiết giảm chi phí.[PV ông Nguyễn Văn Tài, Phó Chủ tịch UBND xã Phù Đổng]‘Tháng 9 vừa rồi trên cả nước nói chung và xã Phù Đồng nói riêng đã hứng chịu cơn bão Yagi, diện tích hoa giấy ảnh hưởng thiệt hại khoảng 3-4 tỷ đồng.tuy nhiên với sự cần cù chịu khó và tích cực của bà con sau 1-2th đã khôi phục lại toàn bộ diện tích để phục vụ hội xuân và Tết nguyên đán. Bên cạnh làng nghề, xã đã tập trung phát triển, khai thác gắn với du lịch tâm linh. Du khách đến Phù Đổng có thể được trải nghiệm nghề làm hoa giấy, hoặc tham quan khu di tích Đền Gióng”Nhận thấy sức lan tỏa của mạng xã hội và công nghệ, nhiều nhà vườn đã tận dụng mở rộng kênh tiêu thụ. Chị Thu cho biết, các bài đăng hình ảnh, video chân thực trên Facebook, Zalo thu hút khách hàng hơn, giúp nhà vườn thuận lợi tiếp cận, phục vụ khách hàng ở xa.Những người nông dân ở Phù Đổng vẫn không ngừng sáng tạo để thích nghi với thời cuộc. Những khóm hoa rực rỡ sắc màu không chỉ mang lại thu nhập bền vững cho người dân mà còn góp phần tô điểm mùa xuân trên khắp mọi miền đất nước.