Bệnh dại đang có chiều hướng tăng cao, để thanh toán bệnh dại đến 2030, ngoài giải pháp tiêm vacxin, quản lý chặt đàn chó mèo, việc xây dựng vùng an toàn bệnh dại và duy tri là việc làm bắt buộc, khó mấy cũng phải làm.
Từ đầu năm 2024 đến nay, bệnh dại ở nước ta gia tăng một cách đáng báo động. Theo Bộ Y tế, trong 2 tháng đầu năm, đã có 18 ca tử vong do bệnh dại, cao gấp 2 lần so với cùng kỳ 2023. Bên cạnh đó, gần 70 nghìn người bị chó cắn phải điều trị dự phòng.
Trước sự gia tăng đột biến của bệnh dại, ngày 15 tháng 3 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký công điện về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng chống bệnh dại. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo và các loại động vật khác có nguy cơ gây bệnh, nhất là việc tiêm vacxin và phòng chống bệnh dại cho chó, mèo.
Bệnh dại đang là một nguy cơ lớn với sức khỏe cộng đồng, nhất là khi đàn chó mèo trên cả nước đang tăng lên trong khi tỷ lệ tiêm phòng còn thấp. Bên cạnh đó, công tác quản lý chó mèo ở các địa phương vẫn còn rất lỏng lẻo, ý thức của nhiều người nuôi chó mèo không cao, dẫn tới việc gia tăng các vụ chó thả rông cắn người. Vì vậy, nâng ca tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại với đàn chó mèo cũng như thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ đàn chó mèo sẽ là những giải pháp quan trọng để tăng cường phòng chống bệnh dại trên cả nước.Để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, ngày hôm nay, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã mời tới trường quay hai vị khách mời.
Trân trọng giới thiệu
- PGS.TS Lê Quang Thông, Trưởng khoa Chăn nuôi - Thú y, Đại học Nông lâm TP.HCM
Trân trọng giới thiệu
- Ông Nguyễn Hữu Thiết, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y