| Hotline: 0983.970.780

Trên 3.400 lượt người bị chó, mèo cào cắn

Thứ Tư 10/04/2024 , 13:59 (GMT+7)

2 tháng đầu năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ đã ghi nhận 3.407 lượt người bị chó, mèo cào cắn đến tiêm phòng vacxin và huyết thanh kháng dại.

TP. Cần Thơ có trên 28.200 hộ nuôi chó với tổng đàn 47.806 con. Xu hướng chăn nuôi chó tại Cần Thơ chủ yếu là nuôi chó kiểng, chó giữ nhà. Ảnh: Kim Anh.

TP. Cần Thơ có trên 28.200 hộ nuôi chó với tổng đàn 47.806 con. Xu hướng chăn nuôi chó tại Cần Thơ chủ yếu là nuôi chó kiểng, chó giữ nhà. Ảnh: Kim Anh.

Trước tình hình cao điểm mùa nắng nóng, nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh dại, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp cùng UBND huyện Vĩnh Thạnh tổ chức lễ phát động tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo.

Theo thống kê, toàn thành phố có trên 28.200 hộ nuôi chó với tổng đàn 47.806 con. Xu hướng chăn nuôi chó tại Cần Thơ chủ yếu là nuôi chó kiểng, chó giữ nhà. Đàn chó tập trung nhiều ở quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ và Cái Răng.

Là chủ hộ có nuôi chó, ông Nguyễn Thanh Thảo, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh cho biết, gia đình luôn chấp hành nghiêm việc tiêm vacxin phòng bệnh dại cho vật nuôi.

Theo ông Thảo, ngoài các đợt được cán bộ thú y đến tận nhà tiêm phòng, các thành viên trong gia đình cũng chủ động đưa vật nuôi đến cơ sở thú y tư nhân để tiêm vacxin phòng bệnh dại. Bên cạnh đó, để giữ an toàn cho dân cư xung quanh, chó nuôi cũng được gia đình bà xích lại, không thả rông ngoài đường, tránh trường hợp chó cắn người.

Thực tế, huyện Vĩnh Thạnh là địa phương có tổng đàn chó mèo lớn khoảng 3.200 con, với 1.800 hộ nuôi. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ tiêm vacxin phòng bệnh dại còn thấp, nhất là ở vùng nông thôn.

Ông Nguyễn Xuân Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh chỉ ra nguyên nhân, do nhận thức của một bộ phận hộ nuôi còn thấp, không chủ động việc tiêm phòng cho chó, mèo. Bên cạnh đó, việc quản lý vật nuôi chưa tốt như không xích, nhốt bắt hoặc giữ chó khi thú y cơ sở đến tiêm phòng. Bản thân người trực tiếp đi tiêm phòng cũng chưa được trang bị công cụ để bắt giữ. Vì vậy, nguy cơ chó mèo cào cắn người trên địa bàn vẫn còn xảy ra nhiều và tiềm ẩn dịch bệnh Dại.

Ngoài ra, ông Nguyễn Quốc Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ thông tin, quy định bắt và xử lý chó mèo thả rông tại các quận, huyện chưa được chú trọng. Do đó, chưa đủ sức răn đe các hộ nuôi, dẫn đến chó mèo cào cắn người vẫn còn xảy ra nhiều.

2 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ ghi nhận 3.407 lượt người trong tỉnh và các tỉnh lân cận bị chó, mèo cào, cắn. Ảnh: Kim Anh.

2 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ ghi nhận 3.407 lượt người trong tỉnh và các tỉnh lân cận bị chó, mèo cào, cắn. Ảnh: Kim Anh.

Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Cần Thơ cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2024, đơn vị ghi nhận 3.407 lượt người bị chó mèo cào cắn (gồm TP. Cần Thơ và các tỉnh lân cận) đến tiêm dự phòng vacxin và huyết thanh kháng dại.

Mặc dù các trường hợp bị chó mèo cào cắn không ghi nhận trường hợp mắc bệnh dại và tử vong trên người. Tuy nhiên, hiện đang là cao điểm mùa nắng nóng, nguy cơ xảy ra dịch bệnh dại là rất cao.

Để thực hiện phòng, chống dịch bệnh dại hiệu quả, ông Nguyễn Quốc Vinh cho biết thêm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ tiếp tục phối hợp với các địa phương và ngành y tế triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, UBND thành phố.

Đặc biệt, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân. Hướng dẫn chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong chăn nuôi gia súc, nhất là quản lý chó, mèo và các loại động vật khác có nguy cơ gây bệnh.

Việc tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại cho chó, mèo sẽ được thực hiện 2 đợt chính trong năm. Đợt 1 từ ngày 8/4 - 25/6 và đợt 2 từ ngày 1/9 - 25/11. Ngoài ra, lực lượng thú y cũng rà soát tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo nuôi mới ở những địa phương tiêm chưa đạt yêu cầu. Đàn chó, mèo hết thời gian miễn dịch hoặc khi có yêu cầu của hộ nuôi. Đảm bảo tối thiểu tiêm phòng trên 80% tổng đàn trên từng địa bàn quận, huyện.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ đề nghị các địa phương xem xét thành lập đội chuyên trách bắt và xử lý chó thả rông theo quy định của pháp luật. Ảnh: Kim Anh.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ đề nghị các địa phương xem xét thành lập đội chuyên trách bắt và xử lý chó thả rông theo quy định của pháp luật. Ảnh: Kim Anh.

Bên cạnh đó, cán bộ thú y cũng phối hợp với các địa phương hướng dẫn, yêu cầu hộ nuôi chó, mèo và động vật khác có nguy cơ gây bệnh cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về nuôi, nhốt, quản lý.

Nhất là việc khai báo, tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại, không để chó, mèo thả rông. Khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, phải quản lý và thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người xung quanh như: đeo rọ mõm cho chó, có dây xích, người dắt và bảo đảm vệ sinh môi trường.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ cũng đề nghị UBND quận, huyện quan tâm, tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong chăn nuôi.

Đến thời điểm này, TP. Cần Thơ chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh dại trên chó, mèo. Năm 2023, trên 40.200 con chó, mèo trên địa bàn thành phố đã được tiêm vacxin phòng bệnh dại, đạt 84,11% tổng đàn.

Tính chung 3 tháng đầu năm 2024, các địa phương trên địa bàn thành phố đã triển khai tiêm 5.000 liều vacxin phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo. Ngành thú y quyết tâm, thực hiện tiêm vacxin cho đàn chó, mèo năm 2024 đạt hoặc vượt tỷ lệ năm 2023.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.