| Hotline: 0983.970.780

Người dân chưa ý thức hết nguy hiểm của bệnh dại

Thứ Tư 03/04/2024 , 15:48 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Số vacxin dại các địa phương nhận từ đầu năm 2024 đến nay để tiêm phòng cho đàn chó, mèo là 13.350 liều, hiện toàn tỉnh Đồng Tháp đã tiêm đạt trên 41% tổng đàn.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn chỉ đạo tăng cường các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại. Công tác phòng ngừa bệnh dại trên địa bàn tỉnh được triển khai như thế nào, xoay quanh nội dung này, Báo Nông nghiệp Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Võ Bé Hiền, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp.

Thưa ông, hiện nay việc triển khai tiêm vacxin phòng bệnh dại cho chó, mèo trên địa bàn tỉnh được thực hiện như thế nào, đã đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng theo quy định hay chưa?

Thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm và thủy sản hằng năm, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Đồng Tháp thường xuyên rà soát, thống kê tổng đàn chó, mèo. Trên cơ sở đó, đề xuất số lượng vacxin phòng bệnh dại cần mua vào để phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản.

Số lượng vacxin dại, các huyện, thành phố nhận từ đầu năm 2024 đến nay để tiêm phòng cho đàn chó, mèo trong tỉnh Đồng Tháp là 13.350 liều. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Số lượng vacxin dại, các huyện, thành phố nhận từ đầu năm 2024 đến nay để tiêm phòng cho đàn chó, mèo trong tỉnh Đồng Tháp là 13.350 liều. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vacxin phòng bệnh dại được phân bổ dựa vào tổng đàn chó mèo của địa phương để đảm bảo các huyện, thành phố tiêm phòng đạt trên 70% tổng đàn chó mèo. Năm 2023, tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo chỉ đạt 64,68% (22.105/38.976 con), chưa đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định.

Số lượng vacxin dại, các huyện, thành phố nhận từ đầu năm 2024 đến nay để tiêm phòng cho đàn chó, mèo là 13.350 liều. Hiện đã tiêm được 13.350 con chó, mèo, chiếm tỷ lệ 41,4% tổng đàn (tổng đàn 32.283 con).

Nhìn chung, công tác tiêm phòng bệnh dại từ đầu năm đến nay còn thấp (dưới 50% tổng đàn) do đang trong quá trình triển khai tiêm phòng. Bên cạnh đó, người dân chưa ý thức về nguy cơ và tác hại của bệnh dại đối với bản thân và cộng đồng, chưa chủ động mua vacxin dại về tiêm phòng cho đàn chó, mèo của tỉnh. Vì vậy, nguy cơ xảy ra bệnh dại trên đàn chó, mèo là rất cao nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Công tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương trong tỉnh chưa được quan tâm như việc thống kê đàn chó, mèo, kiểm tra, xử lý các trường hợp không tuân thủ việc đăng ký nuôi chó, tiêm phòng bệnh Dại, thả chó chạy rông…

Ông có đề xuất, kiến nghị gì để khắc phục những hạn chế nêu trên?

Tôi cho rằng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dại cho chó, mèo theo các công văn chỉ đạo, kế hoạch của UBND tỉnh Đồng Tháp về phòng, chống dịch bệnh dại đã ban hành.

Đối với UBND xã, phường, thị trấn cần thực hiện tốt việc quản lý, thống kê, cập nhật thông tin và lập sổ theo dõi đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn. Tập trung chỉ đạo nhân viên thú y khẩn trương tổ chức tiêm phòng triệt để vacxin dại cho đàn chó, đàn mèo trong diện phải tiêm phòng theo quy định của pháp luật.

Đồng thời yêu cầu các hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm túc việc khai báo, đăng ký và tiêm phòng vacxin phòng dại, chấp hành việc xích, nhốt chó. Khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải có người dắt và đeo rọ mõm theo đúng quy định.

Cùng với đó, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vacxin phòng bệnh dại.

Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân (đặc biệt là khu vực nông thôn, đối tượng trẻ em) về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại. Thực hiện các biện pháp, các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh dại hiệu quả.

Nhìn chung, công tác tiêm phòng bệnh dại từ đầu năm đến nay còn thấp (dưới 50% tổng đàn). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhìn chung, công tác tiêm phòng bệnh dại từ đầu năm đến nay còn thấp (dưới 50% tổng đàn). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Yêu cầu các cơ quan y tế kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.

Người dân liên hệ với cơ quan, đơn vị nào để tiêm phòng vacxin dại cho chó, mèo? Việc không tuân thủ quy định về tiêm phòng cũng như quản lý vật nuôi, để vật nuôi cắn người  sẽ có các hình thức xử lý nào?

Để tiêm phòng cho chó, mèo, người dân liên hệ với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn hoặc đến các bệnh viện thú y, phòng khám thú y, dịch vụ thú y gần nhất. Người nuôi chó, mèo và các động vật khác cùng họ với chó, mèo phải tuân thủ quy định về tiêm phòng cũng như quản lý vật nuôi và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu để vật nuôi cắn người.

Đối với người nuôi chó, mèo và các động vật khác cùng họ với chó, mèo phải tuân thủ quy định về tiêm phòng cũng như quản lý vật nuôi và chịu trách nhiệm nhân sự khi để vật nuôi cắn người đã được quy định cụ thể trong mục 2, phụ lục 15, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ NN-PTNT.

Chính phủ đã có Nghị định, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Việc không tuân thủ quy định về tiêm phòng cũng như quản lý vật nuôi sẽ bị xử lý hành chính  với mức xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.

Trong năm qua, mặc dù tỉnh Đồng Tháp chưa có trường hợp tử vong do bị chó, mèo cắn, tuy nhiên, việc phòng ngừa là hết sức cần thiết. Vậy giải pháp của ngành chuyên môn để phòng ngừa bệnh dại cho hiệu quả?

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm truyền lây cho nhiều loài và tỷ lệ tử vong khi mắc phải lên đến 100%. Do đó, việc phòng bệnh dại luôn luôn được ngành quan tâm đặt lên hàng đầu.

Hằng năm, đơn vị xây dựng kế hoạch tham mưu Sở NN-PTNT Đồng Tháp trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí mua vacxin dại để tiêm phòng miễn phí cho chó, mèo nuôi trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, ngành còn đưa ra nhiều hình thức tuyên truyền để người dân hiểu biết phòng ngừa bệnh dại và xây dựng câu chuyện truyền thanh về phòng ngừa bệnh dại, in ấn tờ rơi về công tác phòng, chống bệnh dại cho chó, mèo...

Tập huấn về kỹ thuật bắt, nhốt giữ và xử lý chó, mèo thả rông, nhằm trang bị kiến thức, kỹ thuật cho thành viên tham gia bắt, nhốt giữ và xử lý chó, mèo thả rông. Triển khai xây dựng vùng an toàn bệnh dại động vật về phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2024.

Bên cạnh đó, người dân chưa ý thức về nguy cơ và tác hại của bệnh dại đối với bản thân và cộng đồng, chưa chủ động mua vacxin dại về tiêm phòng cho đàn chó, mèo của tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, người dân chưa ý thức về nguy cơ và tác hại của bệnh dại đối với bản thân và cộng đồng, chưa chủ động mua vacxin dại về tiêm phòng cho đàn chó, mèo của tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chi cục đã ban hành thông báo về việc nuôi và tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo năm 2024. Ngoài ra, Sở Y tế và Sở NN-PTNT đã ban hành quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. Nhân viên thú y xã, phường, thị trấn theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dại ở chó, mèo. Khi phát hiện có chó, mèo nghi mắc bệnh dại thì tiến hành kiểm tra, xác minh và phối hợp cùng với địa phương xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan rộng.

Ông có khuyến cáo như thế nào về cách thức xử trí khi bị chó, mèo cắn?

Khi bị chó, mèo cắn nạn nhân phải thực hiện 3 việc quan trọng sau: Đối với người bị chó mèo cắn phải rửa vết thương bằng xà phòng và đi ngay đến cơ sở y tế sơ cứu và tư vấn việc điều trị dự phòng theo ngành y tế.

Người bị chó mèo cắn không được chủ quan đi điều trị bằng thuốc nam hay thuốc bắc. Khai báo thông tin đặc điểm nhận dạng về con chó, mèo, thông tin chủ chó, nơi xảy ra tai nạn với cơ quan y tế hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất, để cơ quan thú y và cơ quan y tế tiến hành điều tra theo quy định. Đối với chó, mèo cắn người phải được cách ly và theo dõi trong vòng 14 ngày.

Xin cảm ơn ông!                                                        

(thực hiện)

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất