Người trồng lúa tại ĐBSCL gặp khó khăn do giá phân bón liên tục biến động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và kinh phí đầu tư sản xuất của người dân.
Người trồng lúa gặp khó khăn do giá phân bón liên tục biến động
Với hơn 70% dân số sinh sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nông dân Đồng bằng sông Cửu long chịu nhiều biến động thị trường lúa gạo, ngoài những chi phí về thủy lợi, hạ tầng đê điều… đáng lo nhất vẫn là giá cả phân bón thuốc bảo vệ thực vật luôn tăng mỗi mùa vụ, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân
Ông TỪ VĂN MẪN - Huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ ( Phân thì bây giờ càng rải càng tăng, đất thì cỏi mà phân cao thu nhập thì thấp Nhà nước hạ thấp chút nông dân mới đỡ được)
Theo tính toán của nông dân chi phí cho mỗi hạt lúa phân nữa là tiền phân, chưa bao giờ người nông dân rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện tại, bởi giá phân bón tăng quá cao, vì phần lớn để lúa đạt năng suất thì phải cần đến phân bón.
Ông LƯƠNG VĂN THUẬN - Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ ( Một công đất ở đây làm 3, 40 chục kg lúa thôi, bán được 6 ngàn mấy thì bán được 3 triệu 6, 3 triệu 7 thôi, 1 bao phân bây giờ 1 triệu mấy rải thì công đất 1 bao phân trở lên, thành ra 1 công đất nông dân lời có triệu ngoài)
Ông NGUYỄN VĂN TRUNG - Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ ( Tôi đề nghị nhà sản xuất làm sao cho giá phân hạ xuống chút, cho nông dân ổn định sự sống thấp chút cho nông dân cũng đỡ, giá quá cao nông dân tôi làm không có lời)
+ Theo Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, hiện nay hầu hết nông dân điều khó khăn, không chỉ mua giá cao, mà khi trả sau vụ, phải mua giá cao hơn thị trường nhiều lần. Phân bón tăng cao sẽ tác động trực tiếp đến giá thành các sản phẩm đầu ra của nông nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sản xuất.
Phát biểu Ông TRẦN THÁI NGHIÊM – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT thành phố Cần Thơ: (Mong Chính phủ và Quốc hội quan tâm điều chỉnh được giá phân thì sẽ tốt cho người dân..)
Để giảm bớt chi phí sản xuất, hiện ngành nông nghiệp TP Cần thơ khuyến cáo người dân sử dụng phân bón theo nguyên tắc “4 đúng”: Đúng loại, đúng lượng, đúng thời kỳ và đúng kỹ thuật. Áp dụng các mô hình canh tác thông minh để giúp hạn chế sử dụng phân bón, từ đó giúp tăng lợi nhuận cho người dân trồng lúa.