Trung tâm cứu hộ của Vườn Quốc gia Vũ Quang, thời điểm này đang nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ hơn 50 động vật quý hiếm được cứu hộ, trong đó có hơn 20 cá thể khỉ, vượn và hơn 30 cá thể rùa, nhiều cá thể sắp được thả về tự nhiên.
Trung tâm cứu hộ của Vườn Quốc gia Vũ Quang, thời điểm này đang nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ hơn 50 động vật quý hiếm được cứu hộ, trong đó có hơn 20 cá thể khỉ, vượn và hơn 30 cá thể rùa. Trong số này, nhiều cá thể sắp được thả về tự nhiên.
Chị Lê Thị Bảo Ngọc, Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
(hiện tại thì Vườn Quốc gia Vũ Quang chưa có thú ý, khi mà các cá thể nào bị bệnh, hoặc bị thương thì chúng tôi tự chữa trị và điện gọi, hỏi các chuyên gia thì khi ấy mới cứu hộ được)
Được thành lập từ 6 năm trước, từ đó đến nay, bất kể ngày hay đêm, khi nhận được thông tin từ người dân hoặc từ lực lượng chức năng có động vật cần bàn giao, cứu hộ, cán bộ Vườn Quốc gia Vũ Quang lại cấp tốc đến tiếp nhận, mang về chăm sóc, nuôi dưỡng.
Ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, VQG Vũ Quang
(Thực hiện công tác bảo tồn, thì trên cơ sở chúng tôi khảo sát rất kỹ về đảo này, trước hết là diện tích và thảm thực vật, để đàn khỉ hòa nhập vào môi trường tự nhiên và tự kiếm ăn được)
Trong 6 năm qua, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã tiếp nhận, chăm sóc và tái thả được 1.500 cá thể động vật hoang dã về lại môi trường tự nhiên, chủ yếu là khỉ, vượn, trăn, rắn, cầy, rùa... Vườn Quốc gia Vũ Quang vinh dự được nhận danh hiệu Vườn di sản ASEAN là nơi bảo tồn động vật hoang dã.