| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ quần thể động vật hoang dã tại hệ sinh thái dãy Trường Sơn

Chủ Nhật 17/03/2024 , 17:54 (GMT+7)

NGHỆ AN Các tổ chức thảo luận chiến lược bảo tồn và giải quyết các mối đe dọa nhằm phục hồi, phát triển quần thể động vật hoang dã trong khu vực sinh thái dãy Trường Sơn.

'Diễn đàn xây dựng chiến lược bảo tồn' hướng đến chiến lược dài hơi nhằm phục hồi, phát triển quần thể động vật hoang dã trong khu vực sinh thái dãy Trường Sơn. Ảnh: KBTTN Pù Huống.

"Diễn đàn xây dựng chiến lược bảo tồn" hướng đến chiến lược dài hơi nhằm phục hồi, phát triển quần thể động vật hoang dã trong khu vực sinh thái dãy Trường Sơn. Ảnh: KBTTN Pù Huống.

Từ ngày 11 - 14/3, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tổ chức “Diễn đàn xây dựng chiến lược bảo tồn” với sự tham gia của các thành viên thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Viện Sinh thái và Bảo tồn thiên nhiên (IECN), Viện Công nghệ Hoá sinh và Môi trường (Đại học Vinh), Liên minh vườn thú San Diego Zoo (SDZWA), Vườn Quốc gia Vũ Quang, Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) và đại diện cộng đồng địa phương vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Diễn đàn cùng nhau đánh giá, xem xét tình hình tổng quan và đề xuất các chiến lược bảo tồn chính, cũng như cơ hội để giải quyết các mối đe dọa hiện hữu nhằm phục hồi quần thể động vật hoang dã trong khu vực sinh thái dãy Trường Sơn rộng lớn.

Thông qua thảo luận tại diễn đàn, các tổ chức sẽ tăng cường năng lực thực hiện lập kế hoạch bảo tồn, sử dụng khung tiêu chuẩn bảo tồn. Dựa trên các thảo luận đưa ra trước đây, các thành viên tham gia tập trung thảo luận và phát triển ba chiến lược lớn có tiềm năng liên kết với nhau, gồm: Hoạt động giám sát sinh thái; cứu hộ, nhận nuôi, tái thả; bảo tồn dựa vào cộng đồng.

Diễn đàn đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quan trọng, tập trung vào các nội dung, định hướng các hoạt động bảo tồn ở khu vực trong thời gian tới.

Bảo tồn dựa vào cộng đồng là hướng đi phù hợp với thực tiễn. Ảnh: KBTTN Pù Huống.

Bảo tồn dựa vào cộng đồng là hướng đi phù hợp với thực tiễn. Ảnh: KBTTN Pù Huống.

Bế mạc diễn đàn, ông Võ Minh Sơn, Giám đốc Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã cô đọng một số vấn đề chính, đồng thời nhấn mạnh những phương án cần thiết trong giai đoạn tiếp theo.

Đầu tiên là áp dụng mô hình giám sát bằng bẫy ảnh đối với loài mang, lưỡng cư, bò sát cho khu vực Pù Huống và Vũ Quang. Tiếp tục đẩy mạnh giám sát có sự tham gia của cộng đồng bằng các phương pháp thích hợp như bẫy ảnh, tuyến khảo sát. Hỗ trợ xây dựng mô hình cứu hộ, nhân nuôi, tái thả các loài lưỡng cư, bò sát ở Pù Huống và rùa, thú nhỏ ở Vũ Quang. Xây dựng chiến lược trao đổi các cá thể nuôi nhốt ở các trung tâm cứu hộ với các vườn thú của Liên minh vườn thú San Diego Zoo. Xây dựng mô hình bảo tồn dựa vào cộng đồng ở Pù Huống dựa theo kinh nghiệm từ Câu lạc bộ Bảo vệ động vật hoang dã trước đây (dự án do DANIDA tài trợ). Cải tiến mô hình và xây dựng cơ chế bền vững, phù hợp với giai đoạn hiện nay.

Cuối cùng là duy trì phối hợp giữa các đơn vị, từng bước nhân rộng các thành viên tham gia diễn đàn nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn nói chung.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.