Nông dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang sáng tạo trong việc chuyển đổi đất lúa và vườn tạp sang trồng mãng cầu xiêm ghép trên gốc cây bình bát, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất phèn mặn.
Cây mãng cầu xiêm ghép bình bát rất dễ trồng, hợp thổ nhưỡng, đỡ tốn công chăm sóc, người dân chỉ tốn công nhiều lúc thụ phấn cho ra trái chuyển đổi cây trồng.
Theo ông Quốc HTX Mãng cầu xiêm Thuận Hòa, cây mãng cầu xiêm ghép bình bát trồng khoảng 2 năm thì bắt đầu cho trái.
Mỗi công đất (1.000 m2) sau khi lên liếp thì trồng được 56-60 gốc mãng cầu cho thu nhập dư 20tr/ công. Từ đó, cây mãng cầu xiêm ghép bình bát trở thành cây trồng chủ lực ở vùng đất Thuận Hòa cho đến nay chuyển đổi cây trồng
Để bà con phát triển mô hình trồng mãng cầu xiêm ngày càng hiệu quả, ngành nông nghiệp khuyến khích các địa phương chuyển đổi trồng mãng cầu xiêm và từng bước xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nguồn sản phẩm an toàn phục vụ cho người tiêu dùng, nâng cao thu nhập chuyển đổi cây trồng.
Với diện tích đất canh tác nằm trong vùng hưởng lợi từ hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, được hỗ trợ xây dựng mô hình sinh kế thích hợp, nên hợp tác xã còn được hỗ trợ xây dựng nhà kho chứa vật tư, hệ thống tưới tự động tiết kiệm nước… Từ đó, giúp giảm công lao động, hạ giá thành sản xuất, tăng thêm lợi nhuận.