Những 'họa sĩ' phụ nữ Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tạo hình trên vải vô cùng độc đáo bằng sáp ong. Đây là tri thức dân gian gắn với truyền thống người Mông.
Những ‘họa sỹ’ tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong
Những “họa sỹ” phụ nữ Mông ở Mù Cang Chải đã tạo hình trên vải vô cùng độc đáo bằng sáp ong. Đây là tri thức dân gian gắn với truyền thống người Mông.
Cứ có thời gian rảnh rỗi là chị Lù Thị Dinh và chị em phụ nữ Mông ở bản Púng Luông, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải lại tấp nập chuẩn bị đồ để vẽ hoa văn trên nền vải bằng sáp ong.
Những họa sỹ nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải, vừa là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vừa là niềm tự hào của người phụ nữ Mông tại vùng cao nơi đây.
Phỏng vấn
Chị LÙ THỊ DINH
Xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
Lời dịch: Được biết năm nay, nghệ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong của người Mông, chúng tôi được nhà nước công nhận là di sản văn hóaPphi vật thể quốc gia nên tôi vui lắm, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục gìn giữ nghề vẽ hoa văn của mình và truyền dạy cho con cháu biết vẽ.
Để tạo sáp ong trên vải, người phụ nữ Mông phải dùng sáp ong có màu vàng và đen được nấu chảy, trộn đều tương ứng với độ đậm màu sắc, là nguyên liệu chính để chế tác nhũng hoa văn trên trang phục. Khi đã chuẩn bị được vải, sáp và bút vẽ họ bắt đầu bước vào công đoạn vẽ hoa văn theo ý tưởng và sở thích của mỗi người.
Khi vẽ, họ chấm bút vào sáp ong nóng, kẻ thật khéo những đường thẳng trên vải.. Quá trình vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo cùng độ nhẫn nại đặc biệt của người phụ nữ Mông.
Toàn bộ các khâu đều được thực hiện thủ công, mỗi tấm vải cũng sẽ có hoa văn tùy ý theo sức sáng tạo, sở thích riêng của người vẽ. Chính vì thế, hoa văn sáp trên vải của người Mông không chỉ là những câu chuyện kể về thế giới quan, thiên nhiên vùng núi mà còn mang tính nghệ thuật cao và có tính chất độc bản.
Phỏng vấn
Chị CHANG THỊ NHỨ
Xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
Một cái bản sắc văn hóa dân tộc của những họa sỹ người Mông được truyền từ đời này sang đời khác nên là chúng em cũng rất vinh dự. Khi được nhà nước công nhận là di sản văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia thời gian tới, bọn em sẽ truyền lại cho con cháu để không bị mai một.
Để gìn giữ những nét văn hoá truyền thống của địa phương không bị mai một. Những năm qua cấp ủy chính quyền xã Púng Luông huyện Mù Cang Chải luôn khuyến khích, động viên chị em phụ nữ ở địa phương phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Đặc biệt là bảo tồn nghệ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong, từ đó giúp chị em phụ nữ tạo ra những sản phẩm hoa văn đặc sắc và trở thành các sản phẩm hàng hoá có giá trị, góp phần tăng thêm thu nhập ổn định cho phụ nữ.
Phỏng vấn
Ông LÝ A TỦA
Phó Chủ tịch UBND xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
Cái sáp được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đấy là một niềm vinh dự đối với các ủy chính quyền xã Phú Luông, để sau này làm tốt hơn để tiếp tục tuyên truyền và bà con nhân dân, nhất là các chị em phụ nữ có tay nghề để chỉ bảo cho các cháu, để sau này để giữ gìn bản sắc dân tộc của người dân tộc Mông.
Chị Lý Thị Ninh ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, là một trong những họa sỹ Mông có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong từ nhiều năm và là địa chỉ tin cậy được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Các sản phẩm hoa văn của chị đều có mặt tại nhiều địa phương. Năm 2023 nghệ thuật tạo hình hoa văn trên vải bằng sáp ong được Đảng, nhà nước công là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia càng làm cho chị thêm tự hào, phấn khởi và trân quý hơn với nghệ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong của dân tộc mình
Phỏng vấn
Chị LÝ THỊ NINH
Xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
Tôi rất là vui và tự hào vì vẽ sáp ong được lọt vào di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tôi rất là mong muốn nhà trong thời gian tới thì sẽ phát huy những giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ sau này.
Những năm qua cùng với việc phát triển du lịch, huyện Mù Cang Chải còn tập trung và đẩy mạnh các nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Mông ở Mù Cang Chải. Đồng thời, khuyến khích người dân trên địa bàn gìn giữ các nghề vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong. Theo đó, nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống này, hàng năm huyện Mù Cang Chải đã thường xuyên duy trì và tổ chức các cuộc thi vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong cho phụ nữ các xã, thị trấn. Vì vậy, loại hình tri thức dân gian mang bí quyết nghề và tính mỹ thuật cao này vẫn đang được giữ gìn và phát huy.
Phỏng vấn
Ông NÔNG VIỆT YÊN
Bí thư Huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
Trong thời gian vừa qua, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề của đảng bộ huyện về giữ gìn phát huy cái giá trị bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững. Trên địa bàn huyện có điệu khèn Mông và nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải về vừa qua đã được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch công nhận là di sản văn hóa Phi vật thể. Để phát huy được cái giá trị đối với cái di sản này, chúng tôi đã đối với làm về công việc vẽ sáp ong thì chúng tôi đã làm việc với các công ty thời trang để đưa họa tiết hoa văn vào trang phục.
Để bảo tồn thì huyện đã chủ trương là đưa vào các cơ sở trường học gắn với mô hình xây dựng trường học, hạnh phúc và giữ và trường học du lịch để các cháu học sinh được trải nghiệm, thực hiện những cái việc đó trong cái giờ học ngoại khóa.
Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ làm phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống, mà còn giúp các địa phương có thêm động lực để quảng bá, giới thiệu với du khách về di sản của mình, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch. Đây cũng là một trong những đề án quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.