| Hotline: 0983.970.780

Độc đáo thổ cẩm của đồng bào Mông ở Lai Châu

Thứ Ba 19/07/2022 , 14:22 (GMT+7)

Những ngày nông nhàn, bà con người Mông ở vùng cao Lai Châu tự tay vẽ sáp và nhuộm chàm thổ cẩm… để may những bộ trang phục truyền thống độc đáo cho riêng mình.

Ở vùng cao Lai Châu mùa này, những cô gái người Mông dành nhiều thời gian tạo nên những tấm thổ cẩm may trang phục truyền thống. Việc đầu tiên của những phụ nữ người Mông là phải thu hoạch cây lanh trên rừng, rồi mang về tước ra thành những sợi nhỏ, dệt thành thổ cẩm. 

Ở vùng cao Lai Châu mùa này, những cô gái người Mông dành nhiều thời gian tạo nên những tấm thổ cẩm may trang phục truyền thống. Việc đầu tiên của những phụ nữ người Mông là phải thu hoạch cây lanh trên rừng, rồi mang về tước ra thành những sợi nhỏ, dệt thành thổ cẩm. 

Khi những tấm thổ cẩm ra đời, bà con người Mông dùng sáp ong để vẽ họa tiết trên vải. Các nét vẽ tỉ mỉ bằng sáp ong sẽ dần dần lộ ra một cách rõ nét, tinh tế. Với những phụ nữ có kinh nghiệm, bàn tay họ thường bị màu chàm bám vào da. Màu da chỉ trở lại bình thường trong một thời gian dài sau khi họ dừng công việc nhuộm vải.

Khi những tấm thổ cẩm ra đời, bà con người Mông dùng sáp ong để vẽ họa tiết trên vải. Các nét vẽ tỉ mỉ bằng sáp ong sẽ dần dần lộ ra một cách rõ nét, tinh tế. Với những phụ nữ có kinh nghiệm, bàn tay họ thường bị màu chàm bám vào da. Màu da chỉ trở lại bình thường trong một thời gian dài sau khi họ dừng công việc nhuộm vải.

Từ những vỏ cây lanh thô ráp, qua bàn tay khéo léo cùng sự kiên trì, tỉ mẩn, phụ nữ Mông ở Lai Châu đã tạo ra những tấm thổ cẩm để may trang phục truyền thống độc đáo.

Từ những vỏ cây lanh thô ráp, qua bàn tay khéo léo cùng sự kiên trì, tỉ mẩn, phụ nữ Mông ở Lai Châu đã tạo ra những tấm thổ cẩm để may trang phục truyền thống độc đáo.

Tuy nhiên, thổ cẩm lúc này chưa có màu đen truyền thống của bà con người Mông. Do đó, thổ cẩm tiếp tục được mang đi nhuộm chàm. Sắc chàm nền nã, bền bỉ là minh chứng cho sự thủy chung, gắn bó bền chặt của người vùng cao. 

Tuy nhiên, thổ cẩm lúc này chưa có màu đen truyền thống của bà con người Mông. Do đó, thổ cẩm tiếp tục được mang đi nhuộm chàm. Sắc chàm nền nã, bền bỉ là minh chứng cho sự thủy chung, gắn bó bền chặt của người vùng cao. 

Sau khi nhuộm chàm, những tấm thổ cẩm đã có màu sắc ưng ý. Tuy nhiên, chưa phải là công đoạn cuối cùng để có thể may thành những bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc. 

Sau khi nhuộm chàm, những tấm thổ cẩm đã có màu sắc ưng ý. Tuy nhiên, chưa phải là công đoạn cuối cùng để có thể may thành những bộ trang phục truyền thống đầy màu sắc. 

Các cô gái Mông ở Lai Châu tiếp tục thêu những họa tiết lên tấm thổ cẩm mới được nhuộm chàm. Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ vùng cao Lai Châu, mỗi tấm vải chàm ra đời như ẩn chứa trong đó cả tinh hoa hương sắc núi rừng.

Các cô gái Mông ở Lai Châu tiếp tục thêu những họa tiết lên tấm thổ cẩm mới được nhuộm chàm. Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ vùng cao Lai Châu, mỗi tấm vải chàm ra đời như ẩn chứa trong đó cả tinh hoa hương sắc núi rừng.

Công đoạn này tốn rất nhiều thời gian và được nhiều phụ nữ trong bản cùng nhau trang trí cho tấm thổ cẩm bằng những hoa văn độc đáo, có ý nghĩa riêng.

Công đoạn này tốn rất nhiều thời gian và được nhiều phụ nữ trong bản cùng nhau trang trí cho tấm thổ cẩm bằng những hoa văn độc đáo, có ý nghĩa riêng.

Mỗi sản phẩm hoàn thành đều giống như một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, những trang phục truyền thống của người Mông vùng cao Lai Châu không thể đong đếm bằng tiền, bởi trong mỗi tấm thổ cẩm chứa đầy mồ hôi, nước mắt, tình yêu thương của người làm ra nó.

Mỗi sản phẩm hoàn thành đều giống như một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, những trang phục truyền thống của người Mông vùng cao Lai Châu không thể đong đếm bằng tiền, bởi trong mỗi tấm thổ cẩm chứa đầy mồ hôi, nước mắt, tình yêu thương của người làm ra nó.

Những bé gái trong bản được các bà, các mẹ truyền dạy cách vẽ sáp ong, nhuộm vải để các thế hệ sau này có thể gìn giữ việc làm thổ cẩm, may trang phục truyền thống.

Những bé gái trong bản được các bà, các mẹ truyền dạy cách vẽ sáp ong, nhuộm vải để các thế hệ sau này có thể gìn giữ việc làm thổ cẩm, may trang phục truyền thống.

Xem thêm
Thịt bò Việt Nam chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu

Thịt bò Việt Nam chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn cầu. Cà phê có thể đối mặt với nguy cơ thừa sản lượng. Hơn 4000 ha rừng tại Hà Tĩnh được cấp chứng chỉ FSC. Mô hình xử lý 20 tấn rác thải thành phân hữu cơ mỗi ngày.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Cồn Sơn hết cô quạnh nhờ du lịch miệt vườn

Từ năm 2015, cộng đồng người dân tại Cồn Sơn TP. Cần Thơ chung tay phát triển du lịch sinh thái, đến nay Cồn Sơn đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của ĐBSCL.

Thoát nghèo nhờ nuôi trâu sinh sản

Thái Nguyên Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, vươn lên thoát nghèo bền vững, huyện Đại Từ triển khai dự án hỗ trợ chăn nuôi trâu sinh sản.

Bình luận mới nhất