| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan:

Mong “những người làm ra nước” chung tay tạo dựng các giá trị mới

Thứ Tư 24/08/2022 , 10:02 (GMT+7)

Từ một lĩnh vực phục vụ cho sản xuất là chính; đến nay Thủy lợi đang đồng hành vì sự phát triển “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”.

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống ngành thủy lợi Việt Nam (28/8/1945–28/8/2022), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có thư gửi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Thủy lợi.

Trong thư, Bộ trưởng Lê Minh Hoan trích lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Có đất có nước mới thành Tổ Quốc. Có đất có nước thì Dân giàu Nước mạnh. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hòa với nhau, để nâng cao đời sống nhân dân”.

Bộ trưởng gửi lời chúc đến tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Thủy lợi – những “người làm ra nước” để “mở mang thủy lợi, nhà nhà ấm no” sẽ tiếp tục tích cực, chủ động chung tay tạo dựng các giá trị mới, theo hướng “thông minh – đa dụng – đa mục tiêu”, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành Nông nghiệp và bảo đảm an toàn, an ninh nguồn nước”.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Thủy lợi nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Thủy lợi nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống.

Những đóng góp to lớn của ngành Thủy lợi

Trải qua khung hình thành và phát triển, Thủy lợi Việt Nam có nhiều điểm nhấn, mốc son đáng nhớ. Từ một lĩnh vực phục vụ cho sản xuất là chính; đến nay Thủy lợi đang đồng hành vì sự phát triển “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh” góp phần phát triển về tất cả các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm bảo đảm mọi người dân được tiếp cận và sử dụng nước sạch với chi phí hợp lý. Đến nay, cả nước đã đầu tư và đưa vào vận hành khoảng 4.500 hệ thống cấp nước tập trung lớn, nhỏ. 88,5% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tăng 27,6% so với năm 2000, góp phần thay đổi căn bản hành vi, thói quen, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Bên cạnh đó, để giải quyết cân đối nguồn nước phân bố không đều theo vùng, theo mùa, hệ thống công trình thủy lợi cũng được quan tâm đầu tư góp phần tích trữ, điều hòa nguồn nước giữa các lưu vực, trong lưu vực, giữa các vùng và trong nội tại mỗi vùng, khai thác tối đa mặt lợi của nước và giảm thiểu thiệt hại do nước gây ra.

vien 2

Những năm qua, nhiều công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động

Đến nay, toàn quốc đã có trên 7.808 đập, trong đó có 466 hồ thủy điện; 900 hệ thống thuỷ lợi có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên; trong đó có 122 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích phục vụ trên 2.000 ha.

Hệ thống cơ sở hạ tầng ngành nước hiện có đã đảm bảo cấp nước ổn định cho 7,3 triệu ha đất gieo trồng lúa (đạt 96% diện tích gieo trồng lúa), 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp, cấp khoảng 6,5 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha, tiêu cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp, bảo đảm tiêu thoát nước, chống ngập cho các đô thị.

Năng lực phòng, chống giảm thiểu các tác hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, lụt và các loại hình thiên tai khác do nước gây ra đã được nâng cao, chuyển dần từ bước thụ động, cứu trợ sau thiên tai, sang chủ động phòng ngừa.

Những dấu ấn nổi bật

Một trong những kết quả nổi bật của ngành thủy lợi, đó là đã xây dựng Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trình Chính phủ, Quốc hội và Bộ Chính trị xem xét, thông qua.

Bộ Chính trị đã nghe Ban cán sự Đảng Bộ NN-PTNT báo cáo Đề án, và đã có Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề án có mục tiêu bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu.

Tổng cục Thủy lợi đã tổ chức, triển khai, hoàn thành lập Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tổng cục Thủy lợi đã tổ chức, triển khai, hoàn thành lập Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý. Chủ động tích trữ, điều hoà nguồn nước, khai thác, sử dụng hiệu quả đi đôi với bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; ứng phó hiệu quả với các thảm hoạ, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

Đối với lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các văn bản pháp lý cũng từng bước được hoàn thiện, trong đó có chính sách quan trọng về sản xuất, tiêu thụ và cung cấp nước sạch, chính sách xã hội hóa nước sạch nông thôn bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, tư nhân và dần hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn. Đã xây dựng được chính sách tín dụng ưu đãi giúp người dân vay vốn xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh hộ gia đình.

Hình thành hệ thống tổ chức bộ máy về nước sạch nông thôn từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập của 63 tỉnh, thành phố vừa thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước, vừa trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất cung cấp, kinh doanh nước sạch nông thôn.

Khơi dậy phong trào toàn dân sử dụng nước sạch, thu hút sự tham gia mạnh mẽ của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân trong công tác nước sạch nông thôn.

Quan hệ quốc tế được mở rộng, nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ trong lĩnh vực cấp nước nông thôn giúp tăng thêm nguồn lực đầu tư và nâng cao năng lực thực hiện công tác cấp nước sạch nông thôn trong giai đoạn trước đây.

Tuy nhiên, trước tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, nhu cầu nước gia tăng trong khi nguồn nước nhiều nơi đang bị suy giảm và ô nhiễm, Tổng cục đã chủ trì, tham mưu cho Bộ NN-PTNT xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045  tại Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021.

Chiến lược phấn đấu đến năm 2030 có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày. 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân. Chiến lược cũng phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

Những kết quả nổi bật trong công tác thủy lợi thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc khai thác mặt lợi, hạn chế tác hại của nước, qua đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững qua các thời kỳ, đảm bảo an ninh nguồn nước và cấp nước phục vụ sản xuất, dân sinh, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Tổng cục Thủy lợi đã lập Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó tập trung đề xuất giải pháp cân đối lớn về nguồn nước trên phạm vi toàn quốc, xác định cập nhật mức bảo đảm cấp nước, tưới, tiêu, thoát nước, phòng chống lũ phù hợp tình hình mới. Đồng  thời, liên kết, kết nối, chuyển nước vùng Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ;  xây dựng các công trình lớn trên dòng chính sông phục vụ đa mục tiêu trên sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mã…; tiếp tục triển khai đầu tư, nâng cấp các tuyến đê sông, đê biển. Bộ NN-PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, và đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định quy hoạch.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm