Anh Phạm Anh Tuân ở xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình mở trang trại nuôi chim trĩ với quy mô 70 cặp chim bố mẹ và hơn 300 con nuôi thương phẩm. Mỗi năm cho thu nhập trên 600 triệu đồng.
Mấy năm trước tình cờ xem báo về mô hình chim nuôi loại chim trĩ, anh Phạm Anh Tuân (ở xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) rất thích và quyết tâm tìm đến cơ sở học hỏi kinh nghiệm nuôi và mua mấy cặp chim bố mẹ mang về nuôi thử.
Qua năm sau thì tổng đàn chim của anh Tuân đã lên hàng trăm con. Trong chuồng, anh kiếm cây bắc ngang dọc cho chúng bay đậu lên đó. Dưới đất, anh mua vỏ trấu về đổ thành lớp mỏng để khử mùi phân chim. Mỗi năm, anh thu dọn trấu một lần đưa đi ủ làm phân hữu cơ bón cho cây trồng. Theo anh Tuân, chim trí cũng không phải là loại kén ăn. Ngoài thức ăn chính cho chim như lúa, hạt ngô thì các loại rau là chúng đều thích ăn.
Anh Phạm Anh Tuân, xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình
Chim trĩ từ lúc nuôi giống đến khi bán thương phẩm khoảng 1 năm. Khi đó, chim trĩ mái có trọng lượng từ 1 đến 1,2kg mỗi con và chim trĩ đực có trọng lượng từ 1,2 - 1,5kg. Giá bán thương phẩm mỗi kg khoảng 240 ngàn đồng. Hiện, trang trại nuôi chim trĩ của anh Tuân có quy mô 70 cặp chim bố mẹ và hơn 300 con chim nuôi thương phẩm. Mỗi năm trang trại nuôi chim trĩ cho thu nhập trên 600 triệu đồng.
Anh Phạm Anh Tuân, xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình
Sản phẩm trứng và thịt chim trĩ đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của địa phương. Hội Nông dân xã Lộc Ninh cũng đã vận động hội viên mở thêm mô hình muôi chim trĩ trên địa bàn.
Ông Hoàng Minh Khang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình
Hiện ở xã Lộc Ninh đã có thêm một số cơ sở chăn nuôi chim trĩ. Chính quyền địa phương cũng đã quan tâm hỗ trợ người dân để mở rộng sản xuất. Qua đó, mở ra hướng đi mới trong chăn nuôi và sinh kế tăng thu nhập cho người dân.