Ngành chức năng tỉnh Bến Tre đang tập trung nhiều biện pháp diệt trừ sâu đầu đen. Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã phóng thích hơn 147 triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa.
Phun thuốc, thả 147 triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Sau hai tháng tập trung phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, vườn dừa khô nguyên liệu với diện tích hơn 1 ha của bà Huỳnh Thị Bường, ấp Hòa Bình, xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri (Bến Tre) dần phục hồi. Cây dừa bắt đầu ra lá non và không thấy có dấu hiệu bị sâu tấn công.Khoảng 5 tháng trước vườn dừa của gia đình có dấu hiệu sâu đầu đen tấn công, bà Bường có mua thuốc để phun, tuy nhiên vườn dừa không có dấu hiệu giảm, lá dừa xơ xát dần, sau 3 tháng cả vườn dừa bị sâu tấn công lá trở nên khô héo, trái dừa non bắt đầu rụng.
Bà Huỳnh Thị Bường - Xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, Bến Tre
(Còn đang có trái chưa bị nhiễm trâu đầu đen tôi giật khoảng 900 dừa một tháng, hồi sáng này tôi bán chỉ được có 70 vừa thôi. Người ta chỉ mình, mình nói mua, tiệm nó bán mua về không có kết quả, xịt mấy đợt rồi, mới lúc đầu xịt bằng bình xịt tay, xịt máy sao thấy không có kết quả, nên mướn máy bay xịt luôn, xịt máy bay cũng không có kết quả. Sau này người ta mới chỉ mua thuốc đó về xịt mới có kết quả xịt thấy nó chết dữ lắm.
Sau khi thấy khu vực bị ảnh hưởng sâu đầu đen, các hộ dân xung quanh khu vực ấp Hòa Bình, xã Mỹ Hòa tập trung phun xịt phòng ngừa sâu đầu đen. Tuy nhiên hiện nay thuê mướn nhân công phun xịt thuốc khó khăn do, không có nhân công. Bên cạnh đó, theo các hộ dân bây giờ thấy dừa phục hồi ra đọt non, tuy nhiên để phục hồi đạt năng suất như trước đây phải mất 2-3 năm nữa mới đạt được. Nông dân hiện nay lo lắng vì cây dừa là cây thu nhập chính, nhưng hiện tại do ảnh hưởng sâu đầu đen, dừa mất năng suất nên nông dân không có thu nhập.
Ông Nguyễn Văn Dợt - Xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri, Bến Tre
(Mỗi lần thương lái tới thì nó mua, nhưng lúc này nó phải giảm giá xuống, trái nó xấu với nó mất lượng trái như mọi lần, thiệt hại khoảng 50%, thêm cái bông nó chậm ra mấy thằng này là nó không còn ra nổi, còn như cái số cứu được lá còn hơi xanh xanh thì còn có hơi ra trái. nếu nhà nước có ra tay được thì rất mừng cho người dân đỡ với có thu nhập ở đây chủ yếu sống nhờ vào vườn dừa nhiều hơn ít có làm công việc gì khác)
Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, người dân cần chủ động thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sâu đầu đen gây hại. Khi phát hiện vườn dừa bị hại nặng, cần cắt tỉa tiêu hủy tàu lá/lá chết bị sâu hại trước khi phun thuốc bảo vệ thực vật, sau phun thuốc từ 2 tuần trở lên tiến hành phóng thích ong ký sinh và ngừng phun thuốc.
Hiện ngành chức năng đang tập trung nhân nuôi ong ký sinh diệt trừ sâu đầu đen, để thả vào tự nhiên chỉ có giải pháp sinh học mang lại hiệu quả lâu dài bền vũng cho cây dừa. Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh Bến Tre phóng thích hơn 147 triệu ong ký sinh sâu đầu đen hại dừa. Trong 02 năm (2022-2023), toàn tỉnh phóng thích hơn 419 triệu ong ký sinh sâu đầu đen hại dừa.
Ông Võ Văn Nam - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre.
(Bà con cũng đã có áp dụng quy trình tạm thời của ngành bảo vệ thực vật đưa ra tuy nhiên cũng còn một số bà con rất hoang mang lo ngại. Từ chỗ đó việp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như công cụ phun done để quản lý sâu đầu đen còn rất là bừa bãi, chưa đúng theo quy trình hướng dẫn tạm thời của ngành bảo vệ thực vật đưa ra. Từ chỗ đó cũng một phần nào góp phần vào việc tăng diện tích nhiễm sâu đầu đen vừa qua.)
Toàn tỉnh Bến Tre có hơn 78 nghìn ha dừa, sâu đầu đen xuất hiện khoản 2 ha tại huyện Bình Đại, hiện nay lây lan khắp các địa bàn trong tỉnh. Toàn tỉnh Bến Tre có tổng diện tích nhiễm sâu đầu đen hiện tại hơn 630 ha. Lũy kế diện tích phục hồi sau khi thực hiện các biện pháp phòng trừ hóa học và sinh học hơn 2.200 ha, diện tích đốn do bị sâu đầu đen gây hại hơn 93 ha./.