| Hotline: 0983.970.780

Dừa bị sâu đầu đen tấn công ở Trà Vinh và Vĩnh Long

Thứ Tư 28/08/2024 , 18:10 (GMT+7)

Tuần qua, sâu đầu đen đã tấn công nhiều diện tích dừa ở Trà Vinh và Vĩnh Long, hiện các địa phương đang triển khai các biện pháp phòng trừ để kiểm soát dịch bệnh.

Vườn dừa tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long bị sâu đầu đen tấn công. Ảnh: Hồ Thảo.

Vườn dừa tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long bị sâu đầu đen tấn công. Ảnh: Hồ Thảo.

Tin từ Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ Nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, cho biết tuần qua sâu đầu đen đã gây hại cho 11,6ha dừa của 32 hộ dân tại xã Song Lộc.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích vườn dừa nhiễm sâu đầu đen trên địa bàn huyện là 35,7ha, ảnh hưởng đến 93 hộ với 8.945 cây dừa. Trong số đó, 4,1ha là dừa sản xuất hữu cơ của 7 hộ dân ở xã Lương Hòa, phần diện tích nhiễm còn lại tập trung ở các xã Song Lộc, Nguyệt Hóa, Lương Hòa A, Phước Hảo và Hưng Mỹ, với tỷ lệ nhiễm từ (10-40%).

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ Nông nghiệp huyện Châu Thành dự báo sâu đầu đen có khả năng lây lan trên diện rộng, đe dọa khoảng 66ha dừa trong thời gian tới.

“Bà con nên thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm và kịp thời phòng trị sâu đầu đen, nhằm hạn chế thiệt hại. Khi phát hiện sâu đầu đen, chủ vườn cần báo cáo ngay với chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý phù hợp”, ông Hạnh khuyến cáo.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long, cho biết mới đây, sâu đầu đen đã xuất hiện và gây hại trên 7ha dừa tại xã Tân An Luông (huyện Vũng Liêm) và xã Phú Thịnh (huyện Tam Bình) với mức độ nhiễm từ (70-80%).

Trước tình hình này, Chi cục đã phổ biến các triệu chứng và tác hại của sâu đầu đen, đồng thời triển khai chiến dịch phòng trừ, bao gồm việc thả 2.700 con bọ đuôi kiềm tại các vườn dừa trong khu vực bị dịch.

Xem thêm
Người chăn nuôi trắng tay, cạn kiệt vốn liếng sau bão

HẢI PHÒNG Không chỉ thiệt hại nặng nề, sau bão, nhiều trang trại chăn nuôi đang cạn kiệt vốn liếng, đối mặt nguy cơ dịch bệnh, rất khó khăn trong khôi phục sản xuất.

Nỗi niềm cán bộ thú y: [Bài cuối] Nghề 'tâm sự, trò chuyện' cùng vật nuôi

Công việc nhiều, lòng nhiệt tình có thừa, nhưng thu nhập lại... khiêm tốn. Đó là câu chuyện của những nhân viên thú y ở huyện biên giới Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

20 giống cà phê của WASI được chuyển giao ra sản xuất

ĐẮK LẮK Hiện WASI đã có 20 giống cà phê được giới thiệu và đưa vào sản xuất, bao gồm 14 giống cà phê vối và 6 giống cà phê chè.