Bắc Giang đang tích cực phối hợp với doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào nhằm xây dựng mô hình hạt nhân, phấn đấu từ năm 2023 sẽ có những ha vải đầu tiên đạt chuẩn để cấp chứng nhận hữu cơ, qua đó nhân rộng ra sản xuất.
Sản xuất vải thiều theo hướng hữu cơ: Hiệu quả cao, môi trường sạch
Kính chào quý vị và các bạn. Đến năm 2022, Bắc Giang hiện có trên 28.000 ha trồng vải. Trong đó, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.200 ha, chiếm 54% tổng diện tích; vùng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc có diện tích 218 ha; vùng sản xuất vải thiều sang thị trường Nhật Bản có diện tích gần 270 ha. Mặc dù vậy đến nay, toàn tỉnh vẫn chưa có diện tích vải nào chính thức được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Trước hạn chế đó UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển cây ăn quả bền vững giai đoạn 2021 - 2025, hướng tới đạt tiêu chuẩn và được cấp các chứng nhận GlobalGAP, chứng nhận hữu cơ. Mời quý vị và các bạn cũng theo dõi phóng sự do Báo nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Đây là vườn vải của hộ gia đình bà Vi Thị Oanh ở thôn Phúc Lễ, xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên). Vụ vải năm nay gia đình bà Oanh được Chi cục Trồng trọt và BVTV Bắc Giang lựa chọn làm mô hình điểm để thực hiện sản xuất vải hữu cơ với diện tích hơn 1ha. Vườn vải chín sớm có cảnh quan xanh ngát, sai lúc lỉu, mã đẹp, quả to đều, ăn ngọt dịu, thơm mát.Tại vườn, Bà Oanh không giấu được niềm vui và chia sẻ về những bước đầu thành công trong việc chăm sóc vườn vải sạch, nhất là việc bảo vệ được sức khỏe của gia đình.
Bà Vi Thị Oanh ở thôn Phúc Lễ, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, Bắc Giang
Với những định hướng đặt ra, vựa vải Bắc Giang đã có những thành quả bước đầu vượt bậc trong việc sản xuất vải theo hướng an toàn, bền vững. Đi liền với các giải pháp, đề án hỗ trợ phát triển cây ăn quả bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Hằng năm, tỉnh cũng giao huyện phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật, Viện Cây ăn quả tổ chức tập huấn quy trình VietGAP cho các chủ vườn trên địa bàn. Tập trung hướng dẫn các hộ sử dụng thuốc sinh học phòng, trừ sâu bệnh cho cây; tăng cường bón phân hữu cơ thay phân bón vô cơ, bảo đảm sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường, chống độc cho đất, mang lại những tiếng cười bộ thu cho người dân nơi đây.
Với những gì tỉnh Bắc Giang đang thực hiện trồng mô hình vải hữu cơ tại Tân Yên và Lục Ngạn cho kết quả, có bộ tán lá dày, xanh đậm, khỏe khoắn, tỉ lệ ra hoa, đậu quả lại vẫn rất sai và đều, cho thấy đây là hướng đi trong tương lai cho vùng đấy này. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại.