Sâu đục lá cà chua Nam Mỹ được phát hiện vào năm 2019 tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Loài sâu đặc biệt nguy hiểm này có tốc độ xâm nhiễm nhanh, gây thiệt hại lớn từ 40-80%, thậm chí mất trắng.
Phát hiện vào tháng 7 năm 2019 tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Sâu đục lá cà chua Nam Mỹ có tên khoa học là Tuta absoluta, bắt nguồn từ Pê-ru (Nam Mỹ). Loài sâu này phổ kí chủ trên cây cà chua và các loai cây thuộc họ cà. Hiện lây lan ra 4 tỉnh : Sơn La, Hà Nam, Lâm Đồng và Thái Bình.
Theo các chuyên gia của Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), ấu trùng sâu đục lá cà chua Nam Mỹ to gấp 4 - 5 lần sâu vẽ bùa cùng tuổi nên nhìn rất rõ bằng mắt thường. Sâu non ăn diệp lục của lá rồi tới quả, tốc độ xâm nhiễm gây hại của sâu rất nhanh. Nhiều nhà vườn bị sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây hại chừng 50-60%, có nhà vườn đã bị mất trắng hoa màu.
Phóng sự : Thực trạng về sâu đục lá cà chua nam mỹ và biện pháp ngăn ngừa
Gia đình chị Nguyễn Thị Tâm ở bản An Thái, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La) có tổng diện tích 1000m2 nhà màng trồng cà chua giống VN 40. Dù đã tìm hiểu trước về giống cây trồng cho năng suất cao, ít sâu bệnh hại nhưng gia đình chị vẫn gặp khó khăn trong phòng trừ sâu đục lá và sâu vẽ bùa.
Phỏng vấn
Chị NGUYỄN THỊ TÂM
Bản An Thái, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
“Đối với người nông dân chúng tôi, khi phát hiện ra sâu đục lá rồi tới đây sẽ đục đến thân và quả, nếu mình không trị đi hết thì tới đây nó sẽ ảnh hưởng đến thu sản phẩm, nó sẽ bị ảnh hưởng đến quả rất là nhiều, nó sẽ dẫn đến không được năng suất cho cây trồng. Cà chua đang được giá nên chúng tôi rất hy vọng vào vụ mùa năm nay”
Những phần lá màu trắng, có thể nhìn thấu được bên trong là những hình ảnh chúng ta có thể thấy ở cây cà chua bị sâu đục lá cà chua nam mỹ. Theo ông Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật (Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam) nếu quan sát kỹ sẽ thấy sâu non ở trong mô lá, soi chiếc lá dưới ánh mặt trời sẽ dễ dàng nhìn thấy con sâu đang ăn phần thịt lá bên trong.
Phỏng vấn
Ông NGUYỄN VĂN LIÊM
Viện trưởng Viện Bảo Vệ Thực Vật
“Nghe cái tên chúng ta sẽ nhận thấy đặc điểm gây hại của nó là các bộ phân quan trọng trên cây đó là lá, thân, nụ hoa và quả cà chua. Đối với loài sâu này nếu chúng ta không phòng trừ thì sẽ ảnh hưởng đến thương phẩm rất là lớn có thể từ 40-80% thậm chí có vườn còn mất trắng”.
Trước thực trạng trên Viện Bảo vệ thực vật phối hợp cùng với Trung tâm Sinh học nông nghiệp quốc tế (CABI) tổ chức hội thảo tại các địa phương đang xuất hiện sâu đục lá cà chua Nam Mỹ, để người dân nắm được thông tin, hiểu được triệu chứng và có hướng phòng trừ sâu bệnh hại.
Bên cạnh đó, Viện Bảo vệ thực vật cũng khuyến cáo người dân ngoài sử dụng bẫy dính vàng, bẫy dính xanh người dân cần thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư bộ phận của cây bị nhiễm hại (thân, lá, cành), dùng phương pháp đốt hoặc chôn ở độ sâu tối thiểu 30cm nhằm tiêu diệt ấu trùng sâu.
Phỏng vấn
Ông NGUYỄN VĂN LIÊM
Viện trưởng Viện Bảo Vệ Thực Vật
Khi cần thiết, khi mật độ sâu cao chúng ta có thể áp dụng những thuốc trừ sâu sinh học, thuốc trừ sâu sinh học để phun ( 18’22s)
Để ngăn chặn sâu đục lá cà chua Nam Mỹ tiếp tục lan rộng, Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có ý kiến chỉ đạo Chi Cục bảo vệ thực vật các tỉnh, thành trên cả nước cần lưu tâm đến loài sâu gây hại này, sớm phát hiện và có biện pháp hỗ trợ người dân phòng trừ.
Bên cạnh đó, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật cùng các cơ quan chuyên môn, sớm có nghiên cứu, đánh giá hoàn chỉnh về đặc tính sinh trường và quy trình phòng chống loài sâu hại này ở Việt Nam để phổ biến đến bà con nông dân.
Ông NGUYỄN QUÝ DƯƠNG
Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT
Chúng tôi sẽ tiếp tục đề xuất với Bộ để cho bên Viện Bảo vệ thực vật có nghiên cứu hoàn chỉnh về sự sinh trưởng của chúng và quy trình phòng chống loài sâu này. chúng tôi cũng tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế như CABI để tổ chức lớp tập huấn cho bà con nông dân ở các địa phương, đặc biệt là những bà con có diện tích cây trồng lớn. Ngoài cà chua thì còn tập huấn trên cả các cây khác, tôi nhấn mạnh là cây khoai tây tới đây.
Thời điểm này, Miền Bắc đang bước vào vụ Đông, ngoài những khuyến cáo của cơ quan chức năng trong việc phòng, chống loài sâu gây hại này, người nông dân trồng cây rau màu đặc biệt là các cây họ cà và cây khoai tây cần theo dõi chặt chẽ những diễn biến trên đồng ruộng. Khi phát hiện những biểu hiện của loài sâu đục lá cà chua Nam Mỹ, cần sớm thông báo đến các cơ quan chuyên môn để được hướng dẫn phòng chống, tránh lây lan gây hại đến mùa màng.