Nước biển dâng, xâm nhập mặn, sạt lở làm mất hàng trăm ha đất mỗi năm. Hơn 50.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất nông nghiệp. Biến đổi khí hậu đã và đang đe dọa đến sự sống còn của vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam - nơi cung cấp 55% sản lượng gạo, hơn 60% lượng thủy sản và hơn 70% lượng trái cây cho cả nước. Chủ động ứng phó với bằng các giải pháp công trình và phi công trình là cách để người dân nơi đây chung sống với những diễn biến dị thường của thiên tai.
Chủ động ứng phó với thiên tai
ĐBSCL – Vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam, với trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 700 ngàn ha đất nuôi trồng thủy sản, cung cấp 55% sản lượng gạo, hơn 60% lượng thủy sản và hơn 70% lượng trái cây cho cả nước.
Tuy nhiên, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, ngâp lụt đã và đang đe dọa trực tiếp đến nơi ăn chốn ở và sinh kế của người dân.
Trung bình mỗi đồng bằng năm mất từ 300 - 500ha đất do sạt lở bờ sông, bờ biển.
Tốc độ sụt lún trung bình hàng năm toàn ĐBSCL trong giai đoạn này là 1,07cm. Ngoài ra, mùa khô năm 2024, xâm nhập mặn đã làm hơn 50.000 hộ dân ở ĐBSCL bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của người dân.
Trước những thách thức đó, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và người dân đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ đất, bảo vệ rừng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để giảm thiểu ảnh hưởng đến cuộc sống.
Lên tựa phim: Chủ động ứng phó với thiên tai
Cà Mau, vùng đất cực Nam của Tổ quốc, là một trong những địa phương phải chịu thiệt hại nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong tổng số 254km bờ biển của tỉnh, có đến 188km bị sạt lở. Từ năm 2011 đến nay, hơn 5.300ha đất sản xuất, đất ở và rừng ngập mặn đã biến mất
Thống kê của Chi cục Thủy lợi tỉnh, hiện Cà Mau còn 83km bờ biển đang đứng trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Báo động hơn, mỗi năm địa phương mất khoảng 300ha đất và rừng, tương đương với một xã lớn ở các tỉnh phía Bắc.
Để giảm thiểu tác động của BĐKH, những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi, tỉnh Cà Mau liên tục triển khai các công trình kè biển. Đến nay tỉnh đã đầu tư được 78km kè ven biển, với tổng mức đầu tư 2.700 tỷ đồng.
Ông NGUYỄN THANH TÙNG - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau: “Trong thời gian tới chúng tôi kiến nghị bộ ngành trung ương cũng như các viện trường, đặc biệt là Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam quan tâm hỗ trợ giải pháp kỹ thuật, công trình bảo vệ kè ven biển để chúng tôi có thể bảo vệ sản xuất của người dân khu vực phía trong”.
Hệ thống đê biển Tây có chiều dài 108,3km, được hình thành từ năm 1982. Quá trình khai thác do không được tu bổ, nâng cấp thường xuyên, nhiều vị trí đê bị xuống cấp nhanh chóng.
Ông Nguyễn Văn Vãng - một cư dân sống hơn 40 năm tại vùng ven biển xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhớ lại, thời điểm khi công trình chưa được xây dựng, sau mỗi đợt sóng biển đánh vào bờ, ông phải đánh dấu lại từng vị trí, mỗi năm đất lở cũng tầm 7 – 8m. Người dân sống mà lúc nào cũng chuẩn bị tư thế để “chạy”.
Ông NGUYỄN VĂN VÃNG - Ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau (người dân 2, 00:15 – 00:29 và 01:12 – 01:22)
“Khi nhà nước đầu tư nâng cấp tuyến đê biển Tây bà con cũng yên tâm một phần. Tuy nhiên còn thấp, lún khoảng 4 tất so với thời gian thi công. Nhất là tuyến này bà con sống đồng ruộng làm sao nâng cấp cao khoảng 5 tất nữa, để đảm bảo khí hậu khắc nghiệt cũng có thể đảm bảo”.
Ông NGUYỄN CẢNH HẠNH
--Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau (03:17 – 03:51)
“Trước đây chưa được cứng hóa, trên địa bàn xã có nhiều vị trí bị sạt lở. Khi đó, chính quyền phối hợp với lực lượng bảo vệ đê điều thường xuyên phải điều động lực lượng để hỗ trợ khắc phục sạt lở đê… thực hiện thường xuyên”.
Nhờ được đầu tư hệ thống đê bao và kè bảo vệ bờ biển, từ năm 2014 trở lại đây, việc trồng lúa 2 vụ của người dân xã Khánh Bình Tây trở nên hiệu quả hơn. Toàn xã hiện có hơn 7km đê biển, toàn bộ đã được cứng hóa.
Được biết năm 2010, tỉnh Cà Mau đã triển khai nâng cấp hệ thống đê biển Tây theo Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn triều cường, bảo vệ khoảng 26.160 hộ dân sinh sống ven biển, với gần 129.000ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Phát biểu Ông NGUYỄN THANH TÙNG - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau: “Hiện nay các công trình như kè đê biển Tây hoạt động rất hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng với Viện Quy hoạch Miền Nam trong thời gian tới…-”
Còn tại tuyến đê biển Đông Tuyến trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu chiều dài 52,426km, điểm đầu giáp ranh 2 tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu thuộc xã Vĩnh Trạch đông, thành phố Bạc Liêu, điểm cuối tiếp giáp kè Gành Hào thuộc thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải.
Tuyến đê này đã và đang tiếp tục được nâng cấp, mở rộng nhằm phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai ở địa phương, nhằm đảm bảo ổn định sản xuất cho 51.111ha đất nông - ngư - lâm - diêm nghiệp; phát triển giao thông bộ ven biển, tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái.
Phát biểu người dân tỉnh Bạc Liêu:
Phát biểu lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu:
ĐỒ HỌA:
Thống kê của Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), từ năm 2016 – 2023, cả nước đã xảy ra 3.752 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, tổng chiều dài 4.216 km. Trong đó, ĐBSCL xảy ra 803 điểm, tổng chiều dài 1.066km.
Ngoài ra, ĐBSCL còn tồn tại khoảng 585 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển, tổng chiều dài 741km.
Các chuyên gia nhận định, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất tại ĐBSCL chủ yếu do hoạt động khai thác cát và nước ngầm quá mức. Nếu không có những giải pháp kịp thời, nguy cơ mất đất và ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người dân ĐBSCL vẫn đang hiện hữu.
Ông NGUYỄN HỮU THIỆN - Chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL: “”
Báo cáo chưa đầy đủ từ các Bộ, ngành, địa phương, từ năm 2016 đến nay, Trung ương đã đầu tư 190 công trình kè chống sạt lở cho vùng ĐBSCL, tổng chiều dài khoảng 245,5km, tương đương nguồn kinh phí gần 11.500 tỷ đồng. Đồng thời, đã có kế hoạch đầu tư 28 công trình, tổng chiều dài 79,5 km, với nguồn vốn hơn 4.700 tỷ đồng.
Ngoài giải pháp công trình, tại một số địa phương, các mô hình trồng rừng ngập mặn, hay làm kè mềm sinh thái được triển khai thành công. Đây không chỉ là phương án bảo vệ đất hiệu quả mà còn tạo sinh kế bền vững cho bà con.
Tự trong người dân đồng bằng, để giảm thiểu sạt lở, bảo vệ đời sống và sinh kế, bà con đã thích ứng và triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thuận tự nhiên như: tôm lúa, tôm rừng, nuôi cá trên ruộng lúa, du lịch nông nghiệp…mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt và đặc biệt là giữ được môi trường sinh thái tự nhiên.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nhưng công tác phòng chống thiên tai ở ĐBSCL vẫn còn đối diện với nhiều thách thức trong việc nâng cao năng lực cộng đồng; tài chính hạn hẹp khiến một số khu vực chưa có công trình bảo vệ hiệu quả… Để bảo vệ toàn diện vùng đất ĐBSCL, cần thêm nguồn lực và sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan. Trong đó, sự hợp tác giữa chính quyền, người dân và các tổ chức trong và ngoài nước là yếu tố then chốt.
Phát biểu Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam:
Thiên tai có thể không tránh khỏi, nhưng với sự chuẩn bị và ứng phó kịp thời, thiệt hại có thể giảm thiểu đáng kể.
Một cộng đồng mạnh là khi mỗi người dân đều được trao quyền để tham gia vào công cuộc bảo vệ môi trường sống của chính mình.
Với những nỗ lực đó, đất và người ĐBSCL sẽ cùng nhau vượt qua những thử thách, đứng vững trước thiên tai.