Hoạt động liên kết hợp tác đã và đang diễn ra sôi động tại 4 trường đại học, 28 trường cao đẳng trực thuộc Bộ NN-PTNT, tạo sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, gắn kết giảng dạy lý thuyết và thực hành, quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín, cơ hội, việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Tít: Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực giữa và trường và doanh nghiệp
Sapo: Hoạt động liên kết hợp tác đã và đang được diễn ra sôi động tại 4 trường đại học, 28 trường cao đẳng trực thuộc Bộ NN-PTNT tạo sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp gắn kết giảng dạy lý thuyết và thực hành; quảng bá hình ảnh; nâng cao uy tín, cơ hội, việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
PHẦN MỞ ĐẦU
Bộ trưởng trực tiếp chủ trì các hội nghị tìm giải pháp thúc đẩy hợp tác liên kết đào tạo.
7.344 thoả thuận hợp tác được ký kết..
Hơn 100.000 lượt sinh viên được thực hành, thực tập tại chính các doanh nghiệp phù hợp với chuyên ngành mà các em đang được hợp tác đào tạo.
Hàng nghìn suất học bổng được trao cho các sinh viên xuất sắc.
Bên cạnh đó là các hoạt động chuyên giao KHKT, nghiên cứu khoa học, biên soạn chương trình đào tạo.
Các hoạt động liên kết hợp tác đã và đang được diễn ra sôi động trong suốt những năm gần đây tại 4 cơ sở đào tạo đại học, 28 trường cao đẳng trực thuộc Bộ NN-PTNT với các doanh nghiệp lớn, uy tín trong ngành nông nghiệp tạo sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, giúp nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo; tăng cường năng lực tài chính, gắn kết giảng dạy lý thuyết và thực hành; quảng bá hình ảnh; nâng cao uy tín, cơ hội, việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Tên phim:
HỢP TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP
Ngay khi tốt nghiệp HVNN Việt Nam, chị Lan Anh - cựu sinh viên ngành khoa học cây trồng, khoa Nông học đã quyết định ứng tuyển công ty Đồng Giao để làm việc. Lý do là bởi khi còn ngồi trên giảng đường chị đã được nhà trường và doanh nghiệp tạo điều kiện để thực tập tại đây. Những ấn tượng tốt đẹp về doanh nghiệp đã thúc chị trở lại để làm việc và cống hiến cho công ty này.
Chị BÙI THỊ LAN ANH
Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Ninh Bình
Tôi cảm thấy mình là 1 người may mắn khi học nông nghiệp và sau đó ra trường được làm tại công ty năng động như Đồng Giao, tôi được học hỏi và ngoài những kiến thức được học tập trên trường thì tôi còn được học hỏi những kiến thức thực tế, các kinh nghiệm sản xuất của bà con nông dân. Từ những kiến thức được học tập tại trường, tôi cũng mang vốn kiến thức của mình để chia sẻ cho bà con, nhằm áp dụng những khoa học kĩ thuật mới nhất giúp bà con nâng cao năng xuất.
Không riêng chị Lan mà thời gian qua đã có hàng nghìn sinh viên khác của Học viện NNVN đã được tuyển dụng vào hơn 100 doanh nghiệp uy tín để làm việc ngay khi tốt nghiệp. Đó là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc tìm kiếm việc làm cho sinh viên. Và không chỉ có thế, nhiều sinh viên xuất đã được cấp học bổng. Chỉ tính riêng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tổng quỹ học bổng do các doanh nghiệp, tổ chức tài trợ năm học 2023-2024 đạt gần 2,1 tỷ đồng. Việc cấp học bổng được thực hiện với các đối tượng sinh viên xuất sắc, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, sinh viên nghiên cứu khoa học... Đây là nguồn động viên, khích lệ to lớn, tạo động lực, định hướng cho các em vươn lên trong học tập, đồng thời góp phần giải quyết khó khăn trong học tập và đời sống của sinh viên. Không chỉ có vậy, sinh viên cũng được đưa đến các vùng nguyên liệu, nhà máy của công ty để trực tiếp quan sát, thực hành để nhanh chóng bắt kịp với sản xuất, nhiều sinh viên còn được doanh nghiệp đài thọ toàn bộ học phí tron suốt 4 năm đại học.
Ông PHẠM NGỌC THÀNH
Phó Tổng Giám đốc, Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
Việc liên kết với HV NN trong công tác đào tạo thì nó mang lại lợi ích rất lớn đến với doanh nghiệp. Chúng tôi trực tiếp theo dõi, lựa chọn được sinh viên xuất sắc, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sau khi đào tạo xong và chúng tôi tuyển dụng, bố trí vào làm việc tại công ty, thì các bạn có thể tiếp cận được ngay với công việc và bắt nhịp được các công việc của công ty, phát huy tốt hơn việc học. Chúng tôi đang tiếp tục mở rộng nguồn nguyên liệu, sau đó xây dựng các nhà máy, chúng tôi có nhu cầu về lực lượng, nhà máy cán bộ, cán bộ quản lý chất lượng cao. Chúng tôi mong rằng, thông qua các hợp tác đào tạo thì chúng tôi sẽ có thể tiếp tục tuyển chọn, tuyển dụng được các nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Ông TRẦN MẠNH BÁO
Tổng Giám đốc Tập đoàn Thaibinh Seed
Thái Bình Seed thì đã ký hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam rất lâu rồi và cái kết quả đào tạo thì hiện nay hầu như tất cả cán bộ quản lý của Thái Bình Seed đều là học từ học viện và những bạn mà không học ở học viện Nông Nghiệp mà học ở những cái ngành khác không liên quan đến Nông Nghiệp, thì vừa rồi chúng tôi cũng đã ký hợp tác đào tạo quản trị kinh doanh với học viện. Tại sao lại chọn nông nghiệp? Bởi vì mình hoạt động trong lĩnh vực này thì cái quản lý doanh nghiệp nó gắn liền với ngành nghề hoạt động của mình, vậy cho nên khi hoạt động ký hợp tác với học viện nó rất hiệu quả.
Ông NGUYỄN HỒNG HIỆP
Giám đốc đối ngoại, Tập đoàn PAN
“PAN đã đồng hành cùng với nhà trường trong nhiều năm, lợi ích rất rõ rệt, chúng tôi đã tuyển dụng được nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc và tôi đề nghị ……”
Chuyển cảnh
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành nông nghiêp trong tình hình mới, hoạt động liên kết đào tạo với các doanh nghiệp đã và đang diễn ra mạnh mẽ tại 4 cơ sở đào tạo đại học, 28 trường cao đẳng trực thuộc Bộ NN và PTNT trên cả nước. Theo thống kê, từ năm 2019 đến tháng 11 năm nay đã có 7.344 thoả thuận hợp tác được ký kết, trung bình mỗi trường, mỗi năm có khoảng 28 thoả thuận ký với doanh nghiệp, tổ chức. Học viện Nông nghiệp Việt Nam có số thỏa thuận lớn nhất là 997 thỏa thuận hợp tác. Trong đó chủ yếu tập trung vào 5 lĩnh vực chính là:
+ Hợp tác đưa giáo viên, học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập và đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp;
+ Ký thỏa thuận hợp tác để các doanh nghiệp tham gia đào tạo, tài trợ, hỗ trợ trang thiết bị đào tạo phục vụ công tác giảng dạy và tham gia công tác quản trị
+ Hợp tác trong tổ chức hội chợ việc làm, tiếp nhận học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường và cấp học bổng
+ Hợp tác trong xây dựng biên soạn giáo trình, chương trình đào tạo
+ Hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao KHKT
ĐỒ HỌA THỂ HIỆN 5 NỘI DUNG HỢP TÁC
Thực hành, thực tập tại doanh nghiệp
Ký thỏa thuận hợp tác
Hội chợ việc làm
Biên soạn giáo trình
Chuyển giao khoa học kĩ thuật
Ông ĐỒNG VĂN NGỌC
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội
Trường CĐ CĐ HN chúng tôi đã thiết lập một số lượng doanh nghiệp tham gia vào tất cả quá trình đào tạo của nhà trường, bắt đầu từ khâu hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em, đến các khâu liên quan đến rà soát chỉnh sửa chương trình và để chuẩn bị cho các hoạt động các em trải nghiệm và thực tập về doanh nghiệp và sau đó là các doanh nghiệp tuyển dụng. Và với việc này thì chúng tôi đã giải quyết hiệu quả cho sinh viên đó là giúp sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt tỉ lệ 100%.
TS NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi
Với cái sự hỗ trợ của Bộ NN-PTNT thì các Viện, trường có rất nhiều kết quả nghiên cứu khoa học được công bố, kể cả kiến thức về quốc tế. Tôi cũng mong muốn là trong thời gian tới, Bộ làm cầu nối trung gian để các Viện, trường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đó cho các trường dạy nghề để từ đó chúng tôi áp dụng vào cái chuyển giao lại cho học sinh, sinh viên. Và cũng có thể chuyển giao lại cho các doanh nghiệp thì cái mức độ lan tỏa vào cái mức độ bền vững của chương trình này nó chắc chắn nó sẽ tốt hơn.
Chuyển cảnh sang nhóm các trường cơ giới, kỹ thuật
Các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp có đặc thù là khối lượng kiến thức đồ sộ, hàm lượng thông tin khoa học cao, đặc biệt là ở khối ngành kỹ thuật nên ngoài việc liên tục đổi mới chương trình giảng dạy để tăng tính hấp dẫn trong từng bài giảng, cácnhà trường luôn xác định thực hành thường xuyên là yếu tố then chốt giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học và nhanh chóng nắm bắt được công việc thực tế, trong suốt thời gian học tại nhà trường, sinh viên liên tục được cử đến các doanh nghiệp để trau dồi kiến thức thực tiễn. Điều này mang lại lợi ích cho sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp.
Sinh viên NGUYỄN NGỌC TRỌNG
Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi
Em đã được áp dụng những kiến thức mà mình đã học ở trên trường. Và em cũng được các anh chị kỹ sư ở đó chỉ cho em nhiều kinh nghiệm hơn về môi trường làm việc. Sau khi mà em đã đi thực tập với các doanh nghiệp thì em nhận ra là mình còn thiếu nhiều kỹ năng mềm và em muốn nâng cao nó lên để có thể thích ứng với nhiều môi trường làm việc khác nhau nữa.
Ông TRẨN VĂN KIÊN
Giám đốc Công ty Cơ điện nhiệt lạnh Việt Nam
Mặc dù là ở trường cũng có thực hành nhưng mà nó sẽ hạn chế hơn so với đi thực tế các dự án, công trình. Sau khi một đợt thực tập, các em về sau khi đợt hai các em quay lại thì gần như mình sẽ mình không phải đào tạo nữa mà các em cứ thế các em làm. Các em được thực tế gần như đến lúc ra trường là các em có thể làm luôn chứ không cần phải là đào tạo lại.
Chuyển cảnh, ảnh văn bản nghị quyết 37-NQ/BCSĐ ngày 08 tháng 5 năm 2023
Có thể khẳng định rằng, sự vào cuộc quyết liệt của Bộ NN và PTNT trong thời gian vừa qua chính là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp có nhiều khởi sắc. Ngày 08 tháng 5 năm 2023 Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Nghị quyết số 37 về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cầu phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2025 và định hướng tới năm 2030”. Trong năm 2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trực tiếp chủ trì 03 Hội nghị về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Bộ trưởng đã định hướng và gợi mở các giải pháp để thúc đẩy các cơ hội hợp tác nhằm huy động các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo, cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp cận công nghệ hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập. Bên cạnh việc hợp tác với cách doanh nghiệp trong nước, các cơ sở đào tạo đại học và một số trường cao đẳng đã chủ động đẩy mạnh việc hợp tác với các trường và tổ chức quốc tế của các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Bulgaria, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Ailen, Thụy Sĩ, Đức, Canada và Hoa Kỳ…. tạo điều kiện cho sinh viên đi làm việc ở các nước phát triển, với mức thu nhập cao.
Ông LÊ MINH HOAN
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đã đến lúc chúng ta phải tiếp cận lại tư duy của nghị quyết 29 về đổi mới căn bản giáo dục đào tạo, trong đó có 3 từ khoá rất cần phải lưu ý: 1 là thực học, thực nghiệp, 2 là mở, mở ở đây là chúng ta phải mở không gian của nhà trường, để chúng ta đón nhận năng lượng và sự năng động của các doanh nghiệp của nhà trường chúng ta. Đồng thời, doanh nghiệp có thể đóng góp rất nhiều, doanh nghiệp do 1 sự năng động người ta tiếp cận những mô hình mới mà chính những mô hình đó là bài giảng trong nhà trường chúng ta cũng chưa theo kịp. Tôi tin rằng các doanh nghiệp sẵn lòng, bởi vì khi đào tạo càng chất lượng thì nguồn nhân lực sử dụng sẽ bớt đi công người ta đào tạo lại. Chúng ta không thể đứng trên doanh nghiệp mà chúng ta phải đồng hành cùng doanh nghiệp, chúng ta cần doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng cần chúng ta. Khi mà nó hội tụ đủ sự sẵn sàng, sẵn lòng và chúng ta tạo ra giá trị mới, sinh khí mới cho các nhà trường.
Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0, hợp tác có thể xem là yêu cầu bắt buộc để thực hiện mục tiêu “đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội”, và cũng là thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của các trường. Theo xu thế chung của thế giới, các trường đại học, cao đẳng sẽ đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu, sở hữu các kết quả nghiên cứu, tri thức và công nghệ mới - chính là nơi mà các doanh nghiệp cần. Việc hợp tác cũng sẽ nâng cao thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp thông qua các hoạt động tài trợ và thực hiện trách nhiệm xã hội; đóng góp vào vào sư phát triển chung của xã hội, đặc biệt là mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.
BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Thực hiện tháng 12/2024
H. Đăng, An Khang, Lê Bình, Huyền Trang, Tuấn Lĩnh