Sau 5 năm triển khai dự án Sida, 30 cộng đồng, nhóm hộ cùng với các tổ chức xã hội của Thừa Thiên - Huế đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong việc tuần tra bảo vệ rừng.
Cùng nhau giữ rừng, cùng nhau phát triển
Hôm nay là đến phiên nhóm anh Phạm Văn Dương thực hiện công việc tuần tra, bảo vệ rừng. Nhóm gồm có 6 thành viên và nhiệm vụ là đi tuần tra các khu vực giữ rừng cộng đồng có nguy cơ bị xâm hại, phát hiện và ghi nhận các vụ việc vi phạm, dùng sơn đánh đấu các điểm mốc hoặc cây rừng có đường kính lớn để mọi người biết đây là rừng của cộng đồng.
PHẠM VĂN DƯƠNG Thành viện BQL rừng cộng đồng Cha Măng, xã Thượng Lộ
Với sự hỗ trợ của dự án “Tăng cường vai trò của các cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn ở khu vực Trung Trường Sơn”, do Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (gọi tắt là dự án Sida) tài trợ, thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), đến nay đã có 30 cộng đồng nằm trong vùng dự án được trang bị máy tính bảng, cài đặt ứng dụng phần mềm WebGIS để sử dụng trong tuần tra bảo vệ rừng.
Dự án Sida còn chú trọng thu hút sự tham gia của chị em phụ nữ vào các hoạt động quản lý giữ rừng cộng đồng. Sự tham gia của chị em phụ nữ ở thôn Dỗi là một điển hình như thế. Bên cạnh việc tuần tra, các chị em còn trực tiếp tham gia thiết lập và xây dựng vườn ươm cộng đồng, sản xuất cây giống bản địa.
P/V: Chị VƯƠNG THỊ NGHIỆT Thành viên BDL rừng cộng đồng thôn Dỗi, xã Thượng Lộ
P/V: ông VÕ VĂN DỰ Chủ tịch Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên - Huế (TT H-FOSDA)
Sau 5 năm triển khai dự án Sida, các cộng đồng, nhóm hộ cùng với các tổ chức xã hội của Thừa Thiên - Huế đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Đối với anh Phạm Văn Dương và các bên liên quan tham gia vào dự án thì cho rằng, đây chỉ mới là thành công bước đầu. Các cộng đồng, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương sẽ tiếp tục làm phát triển các mô hình tốt hơn để người dân có thêm việc làm, thu nhập. Rừng và đa dạng sinh học được quản lý và bảo vệ bền vững hơn