| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam kêu gọi EU đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho ĐBSCL

Thứ Sáu 01/10/2021 , 22:04 (GMT+7)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị EU hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, cơ sở hạ tầng hạ tầng, các khâu hậu cần, logictics tại các HTX, liên HTX vùng ĐBSCL.

Bộ NN-PTNT làm việc với Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam ngày 1/10. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ NN-PTNT làm việc với Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam ngày 1/10. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nâng cao năng lực hợp tác xã vùng ĐBSCL

Ngày 1/10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã làm việc với ông Pier Georgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam.

Cuộc gặp với mục đích tiếp tục thúc đẩy hợp tác sâu rộng Việt Nam - EU trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy thương mại nông lâm thủy sản sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã đề nghị Đại sứ hỗ trợ thu hút doanh nghiệp EU tăng cường đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghệ cao, chế biến sâu, áp dụng các tiêu chuẩn xanh, bền vững môi trường kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp địa phương và nông dân.

Đồng thời, Bộ trưởng đề xuất Đại sứ EU khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI của Châu Âu xuất khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu cần thiết sang Việt Nam cùng quá trình đầu tư.

Đây cũng là cơ sở để hai bên thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Đại sứ hỗ trợ thu hút doanh nghiệp EU tăng cường đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Đại sứ hỗ trợ thu hút doanh nghiệp EU tăng cường đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chia sẻ với ngài Đại sứ về chuyến công tác Châu Âu vừa qua, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, nhiều mô hình hợp tác xã, liên hợp tác xã ở Châu Âu đang hoạt động rất hiệu quả và rất đáng để Việt Nam học hỏi.

“Đối với Việt Nam, chúng tôi coi các hợp tác xã là cứu cánh để có thể chuyển đổi nền nông nghiệp. Do quy mô tổ chức vẫn còn manh mún và nhỏ lẻ nên các hợp tác xã nông nghiệp của Việt Nam rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ và đầu tư từ phía Châu Âu”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ.

Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng đề nghị Châu Âu hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực quản trị, cơ sở hạ tầng hạ tầng, các khâu hậu cần, logictics ở cấp độ nhỏ tại các hợp tác xã, liên hợp tác xã như Vương quốc Bỉ đang hỗ trợ những kho bảo quản, sơ chế… tại khu vực ĐBSCL.

Từ đó, Bộ trưởng đề xuất phía EU thành lập nhóm chuyên gia trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp… làm việc với Việt Nam trước khi nông sản được xuất sang thị trường Châu Âu, tránh tình trạng các sản phẩm bị trả về do chưa đáp ứng đủ những tiêu chí kĩ thuật. Qua đó Châu Âu cũng có thể thể đánh giá công tác sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm của Việt Nam.

Đại sứ Aliberti đánh giá cao những mô hình như cảng Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: Vsico.

Đại sứ Aliberti đánh giá cao những mô hình như cảng Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: Vsico.

Sau khi lắng nghe những chia sẻ của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Đại sứ Aliberti khẳng định EU sẵn sàng cung cấp những hỗ trợ kĩ thuật theo đề xuất của Việt Nam.

“Việc đảm bảo khâu chế biến, hậu cần, logictics cũng như đảm bảo chất lượng của các sản phẩm rau củ quả xuất xứ từ ĐBSCL là rất quan trọng. Chúng tôi đánh giá cao những mô hình như cảng Cái Mép - Thị Vải và sẵn sàng hỗ trợ chuỗi bảo quản lạnh cho nông sản Việt Nam”, ông Aliberti chia sẻ.

Tại cuộc họp Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đề nghị EU hỗ trợ một số nội dung cụ thể để phát triển ngành như:

Xây dựng chuỗi logistics lạnh thông minh kết nối khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ với cảng Cái Mép - Thị Vải nhằm khuyến khích xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Châu Âu và Trung Đông.

Phát triển thủy sản bền vững nhằm giải quyết triệt để vấn đề khai thác IUU, trong đó có Hợp phần Phi công trình dự án Thủy sản dự kiến phê duyệt tháng 11/2021. Đồng thời xem xét sớm gỡ “thẻ vàng” cho Việt Nam.

Phát triển ngành lâm nghiệp đa mục tiêu thông qua thực thi hiệu quả Hiệp định VPA/FLEGT; Công ước CITES; theo dõi, đánh giá và quản lý rừng bền vững; thương mại tín chỉ carbon cho rừng.

Triển khai hiệu quả Khung Đối tác Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh động vật sang người và các hoạt động có liên quan.

Tiềm năng lớn từ thị trường EU

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Đại sứ Aliberti đều thống nhất việc hai bên còn rất nhiều dư địa để thúc đẩy thương mại hàng nông sản. Theo đó, cả hai bên cần xem xét thúc đẩy thương mại đối với các mặt hàng như gạo của Việt Nam, rau quả của cả Việt Nam và EU, các sản phẩm chế biến, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý…

Châu Âu là thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản. Các mặt hàng trao đổi giữa hai bên có tính bổ trợ, không cạnh tranh.

Đồng thời, Châu Âu là thị trường quan trọng của Việt Nam đối với các mặt hàng như cà phê, hạt điều, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.

Việt Nam nhập khẩu từ Châu Âu chủ yếu là vật tư, thiết bị nông nghiệp, các sản phẩm chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Năm 2020, kim ngạch thương mại nông lâm thủy sản hai chiều đạt 457 tỷ USD. Kể từ ngày 1/8/2020 khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, thương mại nông lâm thủy sản giữa hai bên ngày càng khởi sắc.

Trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang EU đạt 2,38 tỷ USD (tăng 8,11% so với cùng kỳ 2020), nhập khẩu là 542 triệu USD (tăng 2,24% so với cùng kỳ 2020).

Đại sứ Aliberti chia sẻ một số chính sách tiên phong trong nông nghiệp của EU mà Việt Nam có thể tham khảo. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đại sứ Aliberti chia sẻ một số chính sách tiên phong trong nông nghiệp của EU mà Việt Nam có thể tham khảo. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đại sứ Aliberti chia sẻ, hiện nay EU đang có một số chính sách tiên phong trong nông nghiệp như: Thỏa thuận xanh (Green deal); Chiến lược chuỗi thực phẩm an toàn sức khỏe và thân thiện môi trường (Farm to folk stratergy); Kinh tế tuần hoàn (Circular economy); Đa dạng sinh thái (Biodiversity); Bảo tồn thiên nhiên (Nature conservation)…

Theo đó, những chính sách này là nguồn tham khảo hữu ích để Bộ NN-PTNT xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 hướng tới một nền nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, dịch bệnh Covid-19.

Đồng thời Việt Nam có thể phát triển mô hình tăng trưởng tích hợp đa giá trị theo hướng công nghệ cao, đa dạng, bền vững, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học.

Đối với việc triển khai Hiệp định VPA/FLEGT trong lĩnh vực lâm nghiệp, hai bên nhất trí sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả Hiệp định này để có thể sớm cấp phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU.

Xem thêm
Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất