| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất hàng loạt dự án ODA cho ĐBSCL

Thứ Sáu 01/10/2021 , 09:53 (GMT+7)

Sáng 30/9, Bộ NN-PTNT và Ngân hàng Thế giới (WB) đã họp bàn việc chuẩn bị đề xuất dự án 'Chống chịu biến đổi khí hậu tổng hợp và chuyển đổi sinh kế vùng ĐBSCL'.

Hàng loạt dự án đang được chuẩn bị đề xuất đầu tư

Theo Vụ Hợp tác Quốc tế, trong giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương vùng ĐBSCL đang chuẩn bị đề xuất 5 dự án vay vốn ODA, trong đó ngành thuỷ lợi có dự án “Tăng cường và tích hợp cơ sở hạ tầng đất và nước phục vụ phát triển và chuyển đổi sinh kế ĐBSCL”.

Bộ NN-PTNT và Ngân hàng Thế giới (WB) đã họp bàn việc chuẩn bị đề xuất dự án 'Chống chịu biến đổi khí hậu tổng hợp và chuyển đổi sinh kế vùng ĐBSCL vào sáng 30/9. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ NN-PTNT và Ngân hàng Thế giới (WB) đã họp bàn việc chuẩn bị đề xuất dự án “Chống chịu biến đổi khí hậu tổng hợp và chuyển đổi sinh kế vùng ĐBSCL vào sáng 30/9. Ảnh: Minh Phúc.

Về lĩnh vực nông nghiệp có hai dự án, gồm dự án “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” (vay vốn WB) và dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ chuyển đổi nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ĐBSCL” (vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)).

Về lĩnh vực thủy sản có một dự án vay vốn WB là dự án “Phát triển thuỷ sản bền vững” với 4 tỉnh ĐBSCL tham gia. Còn trong lĩnh vực lâm nghiệp có dự án “Khôi phục và quản lý bền vững rừng phòng hộ tại các tỉnh ven biển ĐBSCL”.

Theo ông Nguyễn Đình Hậu – Giám đốc Ban quản lý Dự án WB9 (Ban quản lý Trung ương Các dự án Thuỷ lợi), đối với dự án “Chống chịu biến đổi khí hậu tổng hợp và chuyển đổi sinh kế vùng ĐBSCL, phát triển bền vững và thịnh vượng”, sau khi nhận được thư ủng hộ của WB, Bộ NN-PTNT đã giao cho CPO Thuỷ lợi và Vụ Hợp tác quốc tế tiến hành chuẩn bị dự án, đồng thời có văn bản gửi UBND 13 tỉnh/thành ĐBSCL. Đến nay đã có 5 UBND tỉnh có văn bản chính thức gửi về Bộ, 5 tỉnh đang hoàn tất dự thảo, còn 3 tỉnh đang lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn của tỉnh.

Liên quan đến các đề xuất của Bộ NN-PTNT, Vụ Hợp tác Quốc tế cùng CPO Thuỷ lợi đã đề nghị Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi Việt Nam căn cứ vào các chiến lược và quy hoạch vùng ĐBSCL để trình dự thảo đề xuất cho 5 dự án (gộp vào dự án WB11). Các tỉnh ĐBSCL cũng đang rất tích cực và chủ động chuẩn bị các tiểu dự án này.

Về khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị đề xuất dự án, ông Hậu cho biết, trên cơ sở đề xuất của các tỉnh ĐBSCL, Ban CPO và các bộ phận sẽ cùng các nhóm tư vấn của WB hoàn thiện đề xuất dự án trong tháng 11/2021. Đồng thời đề nghị WB xác định nhà tài trợ vốn không hoàn lại trước 31/12/2021. Bên cạnh đó, cần thống nhất nội dung dự án giữa Việt Nam và WB trong năm 2021 để cơ quan chủ quản trình đề xuất Chính phủ vào tháng 1/2022”, ông Hậu nói.

"Không phải chúng ta vay tiền để tiêu mà phải đạt hiệu quả"

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN-PTNT đang có 5 dự án ở ĐBSCL trong đó có 3 dự án vay vốn WB và 2 dự án vay vốn ADB. Các dự án đầu tư hiện nay đã bao gồm các lĩnh vực thuỷ lợi, nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp. Ảnh: Minh Phúc.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp. Ảnh: Minh Phúc.

Bên cạnh đó, nguồn vốn vay từ Bộ Kế hoạch Đầu tư (chủ yếu từ WB) cũng có 2 tỷ USD (hiện chưa bắt đầu giải ngân được vì chưa xác định Chính phủ hay địa phương vay). 2 tỷ USD vốn vay này sẽ dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình thiết yếu cho vùng ĐBSCL, trong đó có thuỷ lợi.

Bộ Xây dựng cũng đang chuẩn bị đề xuất các dự án đầu tư về cấp nước sạch cho vùng ĐBSCL...

Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: “Không phải chúng ta vay tiền để tiêu mà mục đích cuối cùng là phải đạt hiệu quả. Phải xác định được tính hiệu quả thì chúng ta mới làm”.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng trăn trở về vấn đề hiện nay vùng ĐBSCL triển khai quá nhiều dự án đầu tư (quá nhiều dự án chứ không phải quá nhiều tiền). Trong khi ĐBSCL cần phải đảm bảo tính liên kết vùng, nếu cứ xé nhỏ dự án thì có thể phản tác dụng. Nếu Hội đồng điều phối vùng tham gia sâu hơn thì hiệu quả sẽ rất cao.

Bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành Hoạt động Dự án tại văn phòng WB tại Việt Nam. Ảnh: Minh Phúc.

Bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành Hoạt động Dự án tại văn phòng WB tại Việt Nam. Ảnh: Minh Phúc.

Đồng ý với quan điểm trên, bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành Hoạt động Dự án tại văn phòng WB tại Việt Nam, chia sẻ: “Việc tài trợ vốn cho các dự án phát triển vùng phải đảm bảo tính phù hợp, tính kết nối, tiếp nối để không chồng chéo. Nhóm hỗ trợ kỹ thuật của WB luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ trong quá trình Bộ NN-PTNT và các địa phương chuẩn bị dự án và đề xuất dự án, theo phương thức tích hợp các tiểu dự án thành dự án lớn nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn vùng”.

“Đôi khi chúng ta mất sự kiên nhẫn vì thực hiện quy trình chuẩn bị quá dài. Nhưng chúng ta thấy rằng những lợi ích lớn từ dự án mang lại đấy mới là điều quan trọng. Tôi nghĩ chúng ta đã thống nhất và đồng thuận với nhau”, bà Stefanie nói.

Bà Mona Sur - Giám đốc Ban Môi trường, Tài nguyên và Kinh tế biển khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (WB), cho rằng: Khi chuẩn bị các nội dung của dự án, chúng ta phải đảm bảo tính phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ĐBSCL. Từ dự án WB9 đang triển khai đến dự án WB11 (mà chúng ta đang chuẩn bị đề xuất), chúng ta không chỉ tập trung nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tổng hợp và sinh kế bến vững, mà chúng ta cần tạo giá trị gia tăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

“Hoạt động đầu tư phải hỗ trợ một cách công bằng cho cả người dân và môi trường, tạo thêm giá trị gia tăng khác nhau trong nông nghiệp, nhưng cơ hội khác và nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh của khu vực”, bà Mona Sur nói.

Xem thêm
Phản ứng thuế đối ứng của Hoa Kỳ: Nhìn từ kinh nghiệm Tây Ban Nha

Cùng với mở rộng quan hệ kinh tế, tìm kiếm thị trường mới, quốc gia Nam Âu còn triển khai các biện pháp hỗ trợ trong nước để đảm bảo việc làm cho người dân.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bảo hiểm thất nghiệp là tất yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.

Petrolimex Singapore đạt chứng chỉ ISCC

Petrolimex Singapore đã chính thức nhận được 3 chứng chỉ ISCC khẳng định cam kết phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.