| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam xuất khẩu lô nhãn đầu tiên sang Nhật Bản

Thứ Tư 04/01/2023 , 14:23 (GMT+7)

Nhật Bản đã chính thức cấp phép cho trái nhãn Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này sau 6 năm đàm phán, mở ra cơ hội tăng trưởng cho trái cây Việt năm 2023.

Hơn 10 tấn nhãn tươi đầu tiên của Công ty trái cây Hoàng Phát đóng tại tỉnh Long An vừa được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản mở ra cơ hội tăng trưởng cho trái cây Việt trong năm 2023. Đây là giống nhãn Indo, được trồng từ vùng nguyên liệu liên kết của Công ty tại Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Sơ chế, đóng hàng nhãn tươi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Nhà máy của Công ty trái cây Hoàng Phát. Ảnh: MS.

Sơ chế, đóng hàng nhãn tươi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Nhà máy của Công ty trái cây Hoàng Phát. Ảnh: MS.

Ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty trái cây Hoàng Phát cho biết, để xuất khẩu lô trái nhãn này sang Nhật Bản, Công ty đã phải trải qua nhiều quy trình đánh giá khắt khe, được cấp mã số vùng trồng, mã số nhà máy, không dư lượng hóa chất, và đảm bảo quy trình xử lý lạnh ở 1,3 độ C trong vòng 13 ngày, dưới sự giám sát của chuyên gia Nhật Bản. 

Lễ công bố xuất khẩu lô nhãn đầu tiên của Việt Nam sang Nhật Bản. Ảnh: MS.

Lễ công bố xuất khẩu lô nhãn đầu tiên của Việt Nam sang Nhật Bản. Ảnh: MS.

Theo ông Huy, sắp tới Công ty trái cây Hoàng Phát sẽ xuất khoảng 100 tấn/tháng. Hiện Công ty đang hợp tác với bà con nông dân để trồng nhãn theo quy trình cấp mã số và an toàn thực phẩm; đồng thời sẽ thu giá cao hơn hàng nhãn chưa có mã số vùng trồng khoảng 25-30%. 

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN - PTNT cho biết: Phải mất 6 năm đàm phán để mở cửa thị trường Nhật Bản cho trái nhãn Việt, cho thấy đây là một thị trường rất khắt khe, minh bạch, yêu cầu chất lượng cao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, bù lại Nhật Bản là thị trường rất tiềm năng, mỗi năm nhập đến 20 tỷ USD rau quả các loại, trong khi đó Việt Nam chiếm chưa tới 3%. Việc được Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu, cho thấy trái nhãn Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể khai thác mạnh để tăng trưởng tốt hơn trong tương lai.

Lô nhãn đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong đầu năm 2023. Ảnh: MS.

Lô nhãn đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong đầu năm 2023. Ảnh: MS.

Theo ông Thiệt, sắp tới sẽ mở rộng mã số vùng trồng, cũng như cơ sở đóng gói, xử lý lạnh, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia việc xuất khẩu trái nhãn ngày càng thuận lợi, góp phần nâng cao giá trị cho trái nhãn tươi trên thị trường thế giới.

Việt Nam hiện có hơn 80.000 ha trồng nhãn, top 5 cả nước về trái cây, sản lượng đạt 600.000 tấn/năm, loại trái này đang có mặt ở nhiều thị trường tiềm năng. Dù vậy, mới khoảng 2.000 ha và 3 nhà máy sơ chế đóng gói sản phẩm được cấp mã số trồng và xuất khẩu sang Nhật Bản. Với thành công bước đầu và kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đẩy mạnh đưa trái nhãn vào nhiều thị trường cao cấp, nâng cao giá trị và hiệu quả cho sản xuất trong nước.

"Vừa qua, Nhật Bản đã chính thức cấp phép cho trái nhãn của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường tiềm năng này sau 6 năm đàm phán. Đây là lô nhãn đầu tiên của Việt Nam đã chính thức lên đường sang Nhật, mở ra cơ hội tăng trưởng cho trái cây Việt trong năm 2023", ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN - PTNT nhấn mạnh.

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.