| Hotline: 0983.970.780

Trái nhãn Campuchia chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc

Thứ Tư 09/11/2022 , 14:45 (GMT+7)

Ngày 9/11, trái nhãn của Campuchia đã chính thức được xuất khẩu nhãn sang thị trường Trung Quốc, đánh dấu một sự hợp tác hiệu quả khác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước.

Bộ trưởng Bộ Nông lâm ngư nghiệp Campuchia Dith Tina (ngoài cùng bên phải) và Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Thiên (đứng thứ hai) tham dự lễ ra mắt xuất khẩu trái nhãn của Campuchia sang thị trường Trung Quốc, tại thủ đô Phnom Penh, hôm 27/10/2022. Ảnh: Tân Hoa Xã

Bộ trưởng Bộ Nông lâm ngư nghiệp Campuchia Dith Tina (ngoài cùng bên phải) và Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Thiên (đứng thứ hai) tham dự lễ ra mắt xuất khẩu trái nhãn của Campuchia sang thị trường Trung Quốc, tại thủ đô Phnom Penh, hôm 27/10/2022. Ảnh: Tân Hoa Xã

Bộ trưởng Bộ Nông lâm ngư nghiệp Campuchia Dith Tina và Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Thiên đã tham dự sự kiện quan trọng này.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Dith Tina cho biết bước hợp tác thiết thực trong nông nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của quan hệ hữu nghị song phương giữa Campuchia và Trung Quốc, và tạo ra không gian phát triển tốt đẹp cho hợp tác nông nghiệp.

Theo ông Tina: “Từ năm 2019 đến hết tháng 6 năm 2022, Campuchia đã xuất khẩu tổng cộng 2,4 triệu tấn hàng nông sản các loại sang thị trường Trung Quốc, với tổng giá trị xuất khẩu là 1,942 tỷ USD”.

Bộ trưởng Nông lâm ngư nghiệp Campuchia cho biết, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Campuchia trong nhiều năm, và kể từ năm 2019, Campuchia đã được chấp thuận lần lượt xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực như chuối, xoài, cá basa, ngô và nhãn sang thị trường khổng lồ trên 1,4 tỷ dân.

Ông Tina cho biết thêm, hiện Campuchia đang xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu, thủy sản tự nhiên, thủy sản nuôi trồng, yến sào, dừa các loại sang thị trường Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Vương Văn Thiên cho rằng, trong những năm gần đây, dưới sự quan tâm của lãnh đạo hai nước, hoạt động hợp tác nông nghiệp giữa Trung Quốc và Campuchia ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ.

Vào tháng 4 năm nay, Bộ Nông nghiệp hai nước đã tổ chức cuộc họp lần thứ hai của Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Nông nghiệp Trung Quốc-Campuchia, trong đó nêu rõ phương hướng hợp tác nông nghiệp giữa hai bên trong tương lai. Cụ thể là dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp Campuchia do Trung Quốc hỗ trợ cũng bắt đầu được triển khai.

Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia cho biết, hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực chăn nuôi cũng đã đạt được nhiều kết quả khi hai bên đã đạt được thỏa thuận ghi nhớ về hợp tác thuốc thú y, chế phẩm sinh học thú y và phụ gia thức ăn chăn nuôi.

Ông Vương Văn Thiên cho biết thêm, với nỗ lực của cả hai bên, đến nay cá basa, ngô và trái nhãn của Campuchia đã được chấp thuận xuất khẩu thành công sang Trung Quốc trong năm nay. "Hôm nay, chúng ta đã chứng kiến ​​việc xuất khẩu thành công trái nhãn của Campuchia sang Trung Quốc. Đây là một thành tựu thực chất khác của hợp tác nông nghiệp Trung Quốc-Campuchia trong thời kỳ đại dịch. Nó sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của quan hệ hữu nghị Trung Quốc-Campuchia", ông Vương nói.

Cũng trong ngày hôm nay, phía Trung Quốc đã cấp giấy phép cho 8 nhà máy đóng gói ở Campuchia đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trái nhãn sang Trung Quốc.

Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Trung Quốc-Campuchia đã được ký kết và có hiệu lực vài năm qua, thương mại song phương đã vượt mốc 10 tỷ USD, sớm hơn hai năm so với dự kiến. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 170 công ty, doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới đã đến Đặc khu Kinh tế Sihanoukville, do Trung Quốc và Campuchia cùng phát triển, tạo ra gần 30.000 việc làm cho người dân địa phương.

Hơn nữa, trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, việc xây dựng sân bay quốc tế mới ở Siem Reap cũng đang được tiến hành tốt. Tuyến đường cao tốc từ Phnom Penh đến Sihanoukville, tuyến đường đầu tiên thuộc loại này ở Campuchia cũng đã hoàn thành.

Zhao Gancheng, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải dự đoán rằng, nông nghiệp là một lĩnh vực cần thức đẩy hợp tác hơn nữa vì quốc gia nông nghiệp Campuchia phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về xuất khẩu nông sản và ngược lại họ có thể tìm kiếm nhiều trao đổi hơn nữa về mảng hạt giống và an toàn thực phẩm.

Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống như nông nghiệp và cơ sở hạ tầng, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, các lĩnh vực công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo và thành phố thông minh sẽ có thể tạo động lực thúc đẩy mới cho thương mại trong khu vực ASEAN, nhờ vào tốc độ chuyển đổi nền kinh tế kỹ thuật số đang tăng nhanh.

(Xinhua; Global Times)

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.