| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Phúc tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ trong giải phóng mặt bằng

Thứ Sáu 17/06/2022 , 10:24 (GMT+7)

Sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh ủy, tỉnh Vĩnh Phúc giải phóng mặt bằng được 1.030,5 ha đất, cao gấp 2,5 lần so với năm 2020.

Sáng 16/6, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện các biện pháp đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Vĩnh Phúc giải phóng mặt bằng được 1.030,5 ha đất, cao gấp 2,5 lần so với năm 2020. Ảnh: Bích Phượng.

Sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Vĩnh Phúc giải phóng mặt bằng được 1.030,5 ha đất, cao gấp 2,5 lần so với năm 2020. Ảnh: Bích Phượng.

Sau 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trên cơ sở cụ thể hóa 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ trong công tác giải phóng mặt bằng, toàn tỉnh đã ban hành 451 quyết định cưỡng chế thu hồi đất và 146 quyết định cưỡng chế, kiểm đếm tại 78 dự án; giải phóng mặt bằng được 1.030,5 ha đất, cao gấp 2,5 lần so với năm 2020.

UBND các huyện, thành phố đã tổ chức chế 94 cuộc cưỡng chế thu hồi đất, 22 cuộc cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc và 2 cuộc bảo vệ thi công, tuy nhiên, trong số đó có 60 cuộc cưỡng chế thu hồi đất nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, người dân đã đồng ý nhận tiền, bàn giao mặt bằng không phải tổ chức cưỡng chế.

Cùng với linh hoạt vận hành các cơ chế, chính sách về giải phóng mặt bằng sát hợp với thực tế, bảo đảm giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, các ngành chức năng đã phối hợp chặt chẽ không tạo sơ hở, thiếu sót để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá trong quá trình giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án.

Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh ủy đã bước đầu tháo gỡ được nhiều ‘điểm nghẽn’ trong công tác giải phóng mặt bằng, là cơ sở quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

Nghị quyết 02 của BTV Tỉnh ủy đã bước đầu tháo gỡ được nhiều ‘điểm nghẽn’ trong công tác giải phóng mặt bằng, là cơ sở quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành khẳng định, kết quả thực hiện Nghị quyết 02 đã bước đầu tháo gỡ được nhiều ‘điểm nghẽn’ trong công tác giải phóng mặt bằng, là cơ sở quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngay sau hội nghị, các sở, ban, ngành, huyện, thành phố cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng; huy động, phát huy mạnh sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng; tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, nhất là về giá bồi thường, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành giao các sở ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị chủ động hướng dẫn, hỗ trợ UBND các huyện, thành phố giải quyết vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các dự án; chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh giải quyết các bất cập trong chính sách giải phóng mặt bằng.

Tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền về các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng; nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chuyên môn; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, rà soát lại quy trình, trình tự, thủ tục giải phóng mặt bằng.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế bồi thường giải phóng mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất; giải quyết ngay những tồn tại hạn chế trong thực hiện Nghị quyết. Các cơ quan liên quan tăng cường phối hợp, hoàn thiện cơ chế, chính sách; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát huy vai trò, trách nhiệm tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất