| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng hành lang khoa học nông nghiệp Vân Nam - Việt Nam

Thứ Tư 31/05/2023 , 20:00 (GMT+7)

Thứ trưởng Trần Thanh Nam mong muốn doanh nghiệp, viện nghiên cứu của Vân Nam sang Việt Nam tìm hiểu, xây dựng “hành lang khoa học nông nghiệp” trên biên giới.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu tại Diễn đàn kết nối giao thương nông lâm thủy sản Việt Nam – Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam. Ảnh: Cao Trần.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu tại Diễn đàn kết nối giao thương nông lâm thủy sản Việt Nam – Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam. Ảnh: Cao Trần.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định Vân Nam và các tỉnh biên giới của Việt Nam có khả năng bổ trợ cho nhau, bởi có nhiều thế mạnh về cây ăn quả, cây công nghiệp như nhau, trong khi thị trường còn rất rộng mở.

“Với hơn 700km biên giới, tiếp giáp với 4 tỉnh của Việt Nam là Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, tỉnh Vân Nam có nhiều lợi thế về nông nghiệp như chè, cao su, mía, cây ăn trái. Các địa phương Việt Nam tiếp giáp Vân Nam cũng có thế mạnh tương tự. Tôi hoàn toàn tin tưởng chúng ta sẽ cùng nhau phát triển trong một thị trường rộng mở, đa nhu cầu”.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định đây không phải là “thị trường đối chọi”, mà ngược lại bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Đường biên giới chung giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển. Nhu cầu, thị hiếu hai bên cũng có nhiều nét tương đồng.

Nhận định các ý kiến tại diễn đàn đều xuất phát từ nhu cầu kết nối của doanh nghiệp hai nước, Thứ trưởng Nam đề nghị hai bên tiếp tục hướng tới giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng nông sản.

“Hôm qua, trong buổi làm việc với tỉnh Quảng Tây, chúng tôi cũng đã đề cập tới chuỗi cung ứng lạnh. Việc này vừa đảm bảo nguồn hàng, vừa đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, chúng ta cũng cần hướng tới xây dựng khu chế biến sâu ở biên giới”, Thứ trưởng Nam nói.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT đề xuất thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nông sản giữa doanh nghiệp của Vân Nam và Việt Nam. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ phối hợp tạo điều kiện giao thương hàng hóa.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam (bên trái) và Phó Chủ tịch tỉnh Vân Nam Dương Bân trao quà lưu niệm. Ảnh: Cao Trần.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam (bên trái) và Phó Chủ tịch tỉnh Vân Nam Dương Bân trao quà lưu niệm. Ảnh: Cao Trần.

“Nhiều vấn đề còn đặt ra, chẳng hạn như gian lận thương mại trong xuất nhập khẩu. Khâu trung gian cũng là vấn đề cần khắc phục. Đây là việc cần khắc phục để đảm bảo chất lượng, giá thành”.

Đề cập tới ý kiến của Hải quan Trung Quốc về chất lượng nông sản, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết ông nhất trí cao. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT chia sẻ, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm lệnh 248, 249 về xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.

Về hạn chế, Thứ trưởng nhận định doanh nghiệp Vân Nam “có lẽ còn chút nghi ngại”, trong khi đó, hạ tầng cơ sở một số cửa khẩu của Việt Nam đang trong quá trình nâng cấp.

Với việc nâng cao giá trị chuỗi cung ứng nông sản, Thứ trưởng cho biết ông sẽ tiếp tục làm việc với Hải quan Vân Nam, kêu gọi doanh nghiệp hai bên tích cực hưởng ứng.

“Chính phủ Việt Nam đang xúc tiến xây dựng chuỗi logistics, kho lạnh. Tôi biết nhiều doanh nghiệp ở đây rất muốn tham gia, đầu tư. Đây chính là nền tảng tạo ra nguồn hàng ổn định, bền vững, chất lượng”.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết Việt Nam đã xây dựng xong các vùng an toàn dịch bệnh với chăn nuôi. Nhu cầu đầu tư các khu chế biến vật nuôi ở biên giới là rất cần thiết.

(ghi)

Xem thêm
Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.