| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng NTM tại Nghệ An: Lan tỏa rộng khắp, chuyển biến toàn diện

Thứ Năm 20/06/2019 , 07:25 (GMT+7)

Nghệ An bước vào thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện hết sức khó khăn.

Song với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, đồng thuận của toàn thể nhân dân địa phương đã đạt được nhiều thành quả đáng tự hào, được Trung ương đánh giá cao.
 

Thành quả ngọt ngào

Nhằm tạo đà thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM theo hướng bền vững, Nghệ An đã tập trung triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương.

Nhiều mô hình nông nghiệp phát huy hiệu quả.

Quá trình thực hiện, dựa vào điều kiện đặc thù nhiều huyện, thành, thị cũng chủ động ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ để tạo ra động lực kích cầu. Trong đó, các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Tương Dương, Diễn Châu, Nam Đàn, Tân Kỳ tiến hành hỗ trợ xi măng làm đường giao thông; huyện Kỳ sơn, Quỳ Hợp hỗ trợ mua máy trộn bê tông làm đường giao thông. Một số huyện miền núi thực hiện chính sách hỗ trợ cước vận chuyển xi măng từ trung tâm xã đến tận các thôn, bản điều kiện đi lại khó khăn...

Trên cơ sở quy hoạch và đề án xã NTM được phê duyệt, đến nay tất cả các xã thuộc 20 huyện, thành phố, thị xã, đặc biệt là 3 xã xây dựng NTM kiểu mẫu đã hoàn thành công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

Nghệ An xác định phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân làm trọng tâm. Trên cơ sở đó đã tập trung chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị nhanh chóng được bố trí canh tác (lúa thuần chất lương cao AC5, Vật tư NA6, Hương Thơm, cam V2, chanh leo...).

Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, hướng đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là đòi hỏi cấp thiết trong xu thế mới. Với những kết quả đạt được, Nghệ An là một trong những địa phương đi đầu. Lúc này toàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với chế biến, xuất khẩu (chè, cao su, mía, vùng nuôi tôm ven biển). Xây dựng thành công nhiều mô hình liên kết, các cánh đồng lớn theo chuỗi giá trị, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, góp phần cải thiện nguồn thu cho người dân.

Những con số thống kê đã nói lên tất cả, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 18,79% thì nay giảm chỉ còn 7,54%, thu nhập khu vực nông thôn tăng mạnh, từ mốc 12 triệu đồng/người/năm nhảy vọt lên 27,5 triệu đồng/người/năm. 

Ghi nhận thực tế, toàn tỉnh có 326/431 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập, chiếm 75,6%; 390/431 xã đạt tiêu chí số 12 về lao động có việc làm, chiếm 90,5%.
 

Điểm sáng Yên Thành

Trong bức tranh nông thôn đầy gam màu tươi mới, huyện Yên Thành chính là một nét chấm phá đầy thú vị. Sau 8 năm, chương trình MTQG NTM đã làm thay đổi toàn diện nhận thức của đại bộ phận cán bộ và người dân ”quê lúa”, từ chỗ còn thụ động, còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước nay tất thảy đều tự nâng cao ý thức, trách nhiệm, mạnh dạn tham gia, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ chung.

Sau 8 năm bộ mặt NTM tại huyện Yên Thành có nhiều khác biệt.
Thời điểm tháng 9/2016, trên địa bàn Nghệ An kinh phí nợ xây dựng cơ bản trong thực hiện chương trình NTM là 751 tỷ đồng, đến 31/12/2018 giảm mạnh, chỉ còn khoảng 29 tỷ đồng. Qua rà soát tổng thể, đến 28/02/2019 tình trạng nợ đọng theo luật đầu tư công không còn.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương đang đi đúng hướng. Toàn huyện đã triển khai được 6 mô hình liên kết sản xuất quy mô 321 ha tại các xã Khánh Thành, Xuân Thành, Nhân Thành, Sơn Thành, Long Thành và Công Thành. Xây dựng 2 mô hình giống lúa SRI tại Thọ Thành và Hậu Thành, thu hút 60 hộ tham gia. Xây dựng thành công mô hình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đảm bảo từ khâu gieo mạ đến lúc thu hoạch tại xã Thọ Thành...

Riêng vụ Xuân 2019, huyện Yên Thành đã bắt tay với hàng loạt doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra sản phẩm cho nông dân, điển hình có thể kể đến Cty giống cây trồng Trung ương, Cty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An, Trung tâm giống cây trồng Nghệ An, Cty TNHH khoa học Vĩnh Hòa, Cty Khang Long, Tập đoàn TH...

Nhìn tổng thể, bộ mặt NTM tại Yên Thành có sự thay đổi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Về giao thông, thông qua công tác kêu gọi, vận động, kết hợp với nguồn xi măng hỗ trợ của tỉnh, của huyện đã nâng cấp, làm mới hàng chục km đường giao thông (tỉnh hỗ trợ 1.600 tấn, huyện hỗ trợ 2.100 tấn).

Tiến độ các dự án trọng điểm (đường nối khu di tích gốc Chùa Chí Linh đến khu tâm linh lễ hội, thuộc Khu du lịch sinh thái và tâm linh Rú Gám; đường giao thông tuyến Bệnh Viện-Hợp Thành, tuyến Thị trấn-Đức Thành...) đang được đẩy nhanh, dự kiến khi hoàn thành sẽ nâng tầm đáng kể diện mạo quê lúa.

Công tác giáo dục tiếp tục được quan tâm, chăm lo, năm 2018-2019 trên địa bàn có 22 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 298 giáo viện dạy giỏi cấp huyện. Số học sinh giỏi OLIMPIC có 351 em, học sinh giỏi tỉnh về văn hóa 52 em. Có 2 sản phẩm Khoa học kỹ thuật đạt giải cấp tỉnh, gồm 1 giải Nhì, 1 giải Ba...

Toàn huyện tổ chức đón nhận 36 Làng văn hóa, nâng tổng số đơn vị được công nhận là 410/496 làng, đạt tỉ lệ 82,66%; Tỉ lệ gia đình văn hóa đạt 86%; 32/39 xã đạt “Xã, thị trấn có thiết chế văn hóa - thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTTDL”.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.