| Hotline: 0983.970.780

Xu hướng Nhật hóa trở lại

Thứ Sáu 26/02/2021 , 05:58 (GMT+7)

Sau khi HLV Miura rời ghế HLV trưởng ĐTVN vào đầu năm 2016, nền bóng đá nước nhà có một thời gian dài tỏ ra kém mặn mà với các nhân tố Nhật Bản.

Chủ tịch CLB Sài Gòn - bầu Bình bên cạnh cựu tuyển thủ Nhật Bản Matsui. Ảnh: SGFC.

Chủ tịch CLB Sài Gòn - bầu Bình bên cạnh cựu tuyển thủ Nhật Bản Matsui. Ảnh: SGFC.

Nhật Bản vươn mình thành cường quốc bóng đá, nhờ đi theo Brazil trong công cuộc chuyên nghiệp hóa hồi thập niên 90. Việt Nam, với niềm tin về tố chất kỹ thuật và lối chơi bóng ngắn, đi theo xu hướng này tựa như một điều tất nhiên.

Thực tế, là trong nhiều năm, lãnh đạo bóng đá nước nhà, các CLB và cả giới cầu thủ, HLV đều coi Nhật Bản là bến đỗ trong mơ. Các đội trẻ của Nhật được mời sang Việt Nam đá giao hữu. Bầu Đức, khi chọn mặt gửi vàng những cầu thủ trẻ tài năng ở lứa đầu tiên Học viện Arsenal JMG, cũng định hướng sang xứ mặt trời mọc. Đó cũng là một trong các lý do mà Toshiya Miura được bổ nhiệm làm HLV trưởng ĐTVN, ở giai đoạn mà bầu Đức làm Phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính.

Dù đặt nhiều kỳ vọng, con đường đi theo Nhật Bản rốt cuộc không như ý. Những Công Phượng, Tuấn Anh của HAGL lần lượt phải về nước. HLV Miura cũng ra đi, cập bến TP.HCM một thời gian, rồi lại mất dấu. Trong thế không còn nhiều lựa chọn, VFF chuyển hướng sang đi theo mô hình kỷ luật mà Hàn Quốc áp dụng. HLV Park Hang-seo được mời về, và thật ngạc nhiên, ông lại đem tới thành công vượt ngoài mong đợi.

Cùng là những nền bóng đá hàng đầu châu lục, Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng đều xứng đáng để chúng ta theo đuổi. Câu chuyện đi theo mô hình nào, thực ra, mang tính thời điểm nhiều hơn. Chẳng hạn, người Hàn đi trước và sớm đạt thành tựu từ những thập niên 60, 70. Nhưng khi người Nhật chạm tới đỉnh cao, vào thập niên 90, họ lại được biết đến rộng rãi hơn nhờ phương pháp hút các ngôi sao danh tiếng như Zico, Gary Lineker, Hristo Stoichkov, Bebeto hay Michael Laudrup.

Sau này, khi kề vai nhau về đẳng cấp, bóng đá Nhật và Hàn vẫn có sự đối lập. Nhật Bản duy trì cách làm kiểu Brazil, trọng dụng những cầu thủ kỹ thuật. Đó cũng là lý do J-League đề ra chính sách coi các cầu thủ Đông Nam Á đến từ Việt Nam, Thái Lan là "cầu thủ nội", không tính diện ngoại binh. Ngược lại, Hàn Quốc vẫn trung thành với triết lý Đức. Những cầu thủ ưu tú của nước này thường sang Đức chơi bóng ở tuổi thiếu niên, và minh chứng Son Heung-min giờ đã là ngôi sao đẳng cấp thế giới.

Hai cách làm khác nhau cũng phả ảnh hưởng lên bóng đá Việt Nam. Tính kỷ luật của bóng đá Hàn, theo chân HLV Park Hang-seo, thu được thành công nhờ hàng thủ kỷ luật - nét đặc trưng của bóng đá Đức. Nhưng nhiều CLB, chẳng hạn như HAGL, vẫn muốn duy trì lối chơi tập thể và chưa bao giờ từ bỏ mong muốn đưa Công Phượng, Văn Toàn thành ngôi sao Đông Nam Á.

5 năm từ ngày chia tay HLV Miura, xu hướng Nhật hoá lại trỗi dậy. Lần này là trong hình hài CLB Sài Gòn. Họ đã mời cựu Giám đốc kỹ thuật LĐBĐ Nhật Bản Shimoda Masahiro về làm HLV, cũng bổ sung một danh thủ tên tuổi là Daisuke Matsui về làm đội trưởng. Dấu ấn Nhật Bản tại Sài Gòn càng trở nên đậm đặc khi Chủ tịch CLB là ông Trần Hòa Bình ra hàng loạt quyết định hợp tác với phía Nhật Bản, gồm các CLB FC Tokyo ở J-League 1 và Ryukyu ở J-League 2.

Xem thêm
Những người bạn hội ngộ cùng sắc màu cố đô Huế

‘Những người bạn’ là cuộc triển lãm của 8 họa sĩ có chung đam mê sáng tạo và tình yêu cố đô, khai mạc hôm nay 29/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất