| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: 'Cơ hội chỉ mở ra khi chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt các quy định'

Thứ Hai 12/09/2022 , 15:38 (GMT+7)

Hà Nội Chiều 12/9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan dự và chủ trì Hội nghị 'Triển khai xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc'.

Hội nghị có sự tham dự của hơn 100 đại biểu trực tiếp tại trụ sở Bộ NN-PTNT và hơn 200 đại biểu dự trực tuyến. Ảnh: Bảo Thắng.

Hội nghị có sự tham dự của hơn 100 đại biểu trực tiếp tại trụ sở Bộ NN-PTNT và hơn 200 đại biểu dự trực tuyến. Ảnh: Bảo Thắng.

Cùng dự có lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng SPS Việt Nam...

Hội nghị còn có đại diện của các lãnh đạo Sở NN-PTNT có vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh trồng sầu riêng; đại diện doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan.

Sầu riêng Việt Nam hiện được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, sau khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước được ký kết, cùng với danh sách 51 mã số vùng trồng và 25 mã số cơ sở đóng gói.

Số lượng này có thể tăng lên sau khi hồ sơ của các vùng trồng và cơ sở đóng gói khác được tiếp tục gửi để Tổng Cục hải quan Trung Quốc xem xét phê duyệt.

Tuy nhiên, hiện có tình trạng một số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng đã được cấp mã số không kiểm soát chặt chẽ, không đảm bảo chất lượng hàng hóa, vi phạm quy định nhập khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, việc gian lận mã số cũng có thể xảy ra.

Phải xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc.

Phải xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc.

Để đảm bảo xuất khẩu bền vững, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức hội nghị chiều 12/9, nhằm thảo luận và thống nhất cách thức triển khai việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc một cách chặt chẽ, chuyên nghiệp, minh bạch, đảm bảo tuân thủ đúng quy định tại Nghị định thư đã được ký kết giữa hai bên.

Trước đó, để chuẩn bị cho việc xuất khẩu trái sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành nhiều hoạt động như tổ chức các lớp tập huấn về các yêu cầu nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc, về thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói ngay sau khi Nghị định thư được ký kết.

Đồng thời, Cục chỉ đạo toàn bộ hệ thống kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu kiểm tra xuất xứ của hàng hóa liên quan đến mã số, yêu cầu kỹ thuật về bao bì nhãn mác nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm thời gian, nhanh chóng đưa sản phẩm sầu riêng tươi sang Trung Quốc.

Thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật cam kết phối hợp địa phương tiếp tục hướng dẫn các vùng trồng và cơ sở đóng gói hoàn thiện hồ sơ đăng ký, khắc phục để gửi Hải quan Trung Quốc xem xét phê duyệt.

“Cơ hội chỉ thật sự mở ra, khi và chỉ khi chúng ta tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác; phải làm thật tốt việc tổ chức lại sản xuất, gắn với chuẩn hoá quy trình sản xuất; phải xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc”, như lời Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã chia sẻ gần đây.

Báo Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục cập nhật sự kiện này.

Xem thêm
Số hóa thị trường nông sản thông qua phần mềm AgriDataGo

AgriDatatGo là phần mềm giúp bà con nhanh chóng tiếp cận với thị trường mà sản phẩm hướng tới, cũng như cách thức để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường đó.

Uông Bí tiếp nhận gần 4.000 đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

QUẢNG NINH Sau cơn bão số 3, các hộ dân và các công ty lâm nghiệp đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng, chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.