| Hotline: 0983.970.780

7 điểm đến rùng rợn nhất thế giới

Thứ Bảy 13/05/2017 , 19:48 (GMT+7)

Rừng Hoia Baciu, biển Changi hay ngôi trường Tak Tak… là những địa danh khiến nhiều người kinh hãi mỗi khi nhắc đến.

Rừng Hoia Baciu nằm gần thành phố cổ Cluj-Napoca, Romania được mệnh danh là Tam giác quỷ Bermuda của Transylvania với những cái cây có hình thù kỳ lạ. Rất nhiều du khách khi đến đây cho biết họ cảm thấy sợ hãi mà không lý giải nổi. Người dân địa phương thì khẳng định bất cứ ai đi vào đều sẽ không trở lại. Thậm chí nhiều nhân chứng cho biết họ nhìn thấy ánh sáng kỳ lạ hoặc nghe thấy tiếng ồn phát ra từ khu rừng vào ban đêm.
7 điểm đến rùng rợn nhất thế giới
Tòa nhà LaLaurie Mansion, thuộc sở hữu của Madame LaLaurie, là một trong những nơi đáng sợ nhất ở New Orleans, Mỹ. Nhiều người trong thành phố cho biết họ thường thấy cô đối xử tệ bạc với nô lệ trong nhà. Ngày 10/4/1834, một vụ hỏa hoạn lớn đã làm lộ ra những bí mật kinh hãi. Cảnh sát phát hiện thấy những thi thể nô lệ bị xích vào tường, trong lồng với tình trạng tra tấn khủng khiếp. Từ đó, toà nhà bị đồn ma ám và không còn ai dám tới gần khu vực này.
7 điểm đến rùng rợn nhất thế giới
Nằm ngay bên dưới kinh đô ánh sáng Paris, Pháp, là nghĩa địa với hơn 6 triệu bộ xương, một trong những nơi đen tối nhất châu Âu. Nơi đây vốn là hầm mỏ cũ, được sử dụng để chứa hài cốt từ thế kỷ 18 nhằm tiết kiệm diện tích nghĩa trang trên mặt đất. Ngày nay, du khách có thể tham quan hoặc ở lại hầm mộ nếu muốn.
7 điểm đến rùng rợn nhất thế giới
Ngôi trường Tak Tak ở Hong Kong được bao quanh bởi một nghĩa trang rộng lớn. Khi ngôi trường đóng cửa vào năm 1998, nó bắt đầu lan truyền những câu chuyện đáng sợ như một nữ giáo viên treo cổ tự tử trong chiếc váy đỏ hay những bóng người lang thang thoắt ẩn thoắt hiện. Năm 2001, một nhóm sinh viên quyết định khám phá địa điểm bỏ hoang này. Tuy nhiên, họ sau đó rời đi trong tâm trạng kích động. Một nữ sinh đã tự bóp cổ mình và cắn tay nam sinh đang cố gắng giúp đỡ cô.
7 điểm đến rùng rợn nhất thế giới
Thị trấn Pisco ở Peru được cho là thực sự tồn tại ma cà rồng. Đây là nơi sinh sống của một phụ nữ Anh tên Sarah Ellen Roberts. Năm 1913, bà đã bị bắt và hành quyết sau khi quan toà kết tội bà là kẻ giết người, phù thuỷ và cô dâu của ma cà rồng. Trước khi chết, Sarah Ellen đã nguyền rủa cả thị trấn. Người ta tin cơn thịnh nộ của bà đã gây ra trận động đất khủng khiếp năm 2007. Tuy nhiên, dù tàn phá phần lớn Pisco nhưng ngôi mộ của bà lại không bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ.
7 điểm đến rùng rợn nhất thế giới
Bãi biển Changi ở Singapore là nơi diễn ra nhiều vụ hành quyết bằng cách chặt đầu trong chiến tranh thế giới thứ II. Từ đó, nơi đây xuất hiện lời đồn về những bóng ma không đầu đi dọc theo bãi biển, tiếng than khóc trong đêm và những giọt máu kỳ lạ xuất hiện trên nền cát.
Bệnh viện Beelitz-Heilstätten ở Đức từng là nơi điều trị cho Adolf Hitler, đồng thời cũng xảy ra những vụ giết người đáng sợ. Năm 2008, một người mẫu 20 tuổi nên Anja đã bị một nhiếp ảnh gia đánh đập đến chết trong trò chơi tình ái. Trước đó, trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến 1991, một tên sát nhân hàng loạt đã giết hại 5 phụ nữ và 1 trẻ sơ sinh tại đây.

Theo The Richest.

(VnExpress)

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Video: Mưa đá tàn phá vụ lúa chín ở Đắk Lắk

Trận mưa đá tại xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) làm ảnh hưởng khoảng 250ha lúa đang trong thời điểm chuẩn bị thu hoạch.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm