| Hotline: 0983.970.780

Vận dụng kinh nghiệm cộng đồng trong xây dựng NTM:

Chính sách xây dựng trên nền tảng cộng đồng

Thứ Tư 16/11/2016 , 08:21 (GMT+7)

Dự án “Vận dụng kinh nghiệm quản lý cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới (NTM)” đã đạt được những kết quả khả quan. 

Đây là đánh giá của các chuyên gia tại Hội thảo kết thúc dự án được Văn phòng Điều phối NTM Trung ương tổ chức trong 2 ngày 14 và 15/11, tại Vĩnh Phúc.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương, đồng thời là Giám đốc Dự án, thành công lớn nhất dự án đạt được là đã hoàn thiện chính sách mới dựa trên nền tảng cộng đồng, theo nguyên tắc phát huy quyền chủ thể của cộng đồng.

14-54-10_nh-1
Ông Nguyễn Minh Tiến phát biểu khai mạc Hội thảo
 

“Trên cơ sở phương pháp tiếp cận có sự tham gia và quản lý dựa vào cộng đồng, một bộ tài liệu hướng dẫn toàn diện, thống nhất cho quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 đã được xây dựng để áp dụng trên cả nước.

 Bộ tài liệu này sẽ hướng dẫn chi tiết từ khâu lập kế hoạch và quản lý tài chính, giám sát và đánh giá dựa trên kết quả, phát triển SX, nâng cao thu nhập, vận hành và bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng”, ông Tiến nói.

Ngay từ tháng 3/2016, Văn phòng điều phối NTM Trung ương đã thành lập Tổ chuyên gia đánh giá, lựa chọn chuyên gia tư vấn để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu.

Tổ chuyên gia đã phối hợp với Ban quản lý dự án để rà soát, phân tích các chính sách quy định hiện hành của Việt Nam liên quan đến việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM; cũng như các bài học kinh nghiệm từ các nước khác trên thế giới.

Trên cơ sở này, tổ chuyên gia đã xây dựng, hướng dẫn lập kế hoạch và quản lý tài chính có sự tham gia của người dân; quản lý, giám sát và đánh giá dựa trên kết quả; xây dựng hướng dẫn phát triển cơ sở hạ tầng và bảo dưỡng các công trình này.

Để từng bước đánh giá chính sách trên thực tế, dự án cũng đã tiến hành khảo sát tại một số địa phương như Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Lâm Đồng, Trà Vinh… để đánh giá những khó khăn, vướng mắc. Từ đó, sẽ thu thập nhu cầu và ý kiến đóng góp của những người trực tiếp tham gia để có điều chỉnh kịp thời và hợp lý.

Cũng theo ông Tiến, thời gian vừa qua, 3 hội thảo kỹ thuật nhằm tham vấn ý kiến đóng góp của nhiều cơ quan chuyên môn và cán bộ địa phương đã được tổ chức tại cả khu vực phía Bắc và phía Nam.

14-54-10_nh-2
Toàn cảnh Hội thảo
 

“Sau một thời gian rà soát, đến nay các tài liệu hướng dẫn đã được xây dựng bám sát với phương pháp tiếp cận quản lý dự vào cộng đồng và có sự tham gia của các thành phần kinh tế- xã hội cũng như cộng đồng dân cư.

Các tài liệu này được xác định là giải pháp chính để giải quyết những hạn chế đã gặp phải trong giai đoạn 2010 - 2015 khi xây dựng NTM, như việc lập kế hoạch thiếu phối hợp, không có nguồn đảm bảo cho các chương trình khác nhau ở cấp xã; thiếu giải pháp và hướng dẫn phát triển sản xuất nông nghiệp nâng cao thu nhập bền vững; theo dõi đánh giá chưa hiệu quả, chú trọng tới đầu vào hơn là kết quả”, ông Tiến chia sẻ.

Đáng chú ý, các nội dung trên đều được sử dụng để bổ sung vào tài liệu tập huấn cũng như Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 được áp dụng trên cả nước.

Dự án Vận dụng kinh nghiệm quản lý cộng đồng trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM được Văn phòng Điều phối NTM Trung ương chủ trì dưới sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sỹ (SDC).

Đây là dự án có tổng vốn 4,3 tỷ đồng, trong đó vốn không hoàn lại từ SDC là 3,87 tỷ đồng. Mục tiêu dự án kéo dài từ tháng 2 - 11/2016 nhằm trao quyền chủ thể cho cộng đồng được tham gia thực sự trong quá trình phát triển nông thôn đúng vai trò chủ sở hữu, đảm bảo quá trình, kết quả xây dựng NTM có tính toàn diện, công bằng dựa vào cộng đồng, tăng cường sự gắn kết cộng đồng cũng như gắn kết xã hội.

 

Xem thêm
'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.